Chủ Nhật, 3 tháng 6, 2012

DUY-TRỰC và mọi người


 
  Liên kết Các sáng tác của DUY-TRỰC
  

Liên kết TIẾNG HÁT DUY-TRỰC
  

Liên kết trang website nguoiduabao24653
http://duytruc.webs.com/

Liên kết block Đinh Lộc
  

Liên kết blog NS Nguyễn Duy Khoái

Liên kết trang Website Người Hội An
       www.hoianart.vn
 
Liên kết trang Website Họa sĩ NGUYÊN-NGÃ Hội An

 http://www.nguoihoian.info/

Duy Trực yêu ca hát

 http://www.yeucahat.com/categories.php?a=Duy+Tr%E1%BB%B1
Duy Trực zing mp3
http://nhac.zing.vn/nhac/tim-kiem/ket-qua.1.html?t=2&q=DUY-TR%E1%BB%B0C
Duy Trực Nhạc của tui




Vào xem trang thơ NGUYÊN-HỬU

  Trang giới thiệu

MẢNH ĐỜI I
MẢNH ĐỜI II
MẢNH ĐỜI III
MẢNH ĐỜI IV
Phụ lục MUSIC


Liên kết Facebook DUY-TRỰC




  




           Ba PHI ANH của tôi


                         

                             
                                                                             Ông lái đò

                                  
                                                     Mãi mãi bên nhau


     


        
       
                                      Giờ Việt Nam
Lưu bút của Ba PHI-ANH

                        

                  Thương Cha

       Mất Cha con đã khổ từ lâu.
       Chia xẻ tình thương , tiếng khóc đầu.
       Công đức sinh thành chưa kịp đáp.
       Ơn dày dưỡng dục nhớ càng sâu.
       Mừng Cha năm ấy chưa xanh tóc.
       Khóc Mẹ ngày nay đã bạc đầu.
      Thôi hẳn từ đây, đành vắng bóng.
      Tương phùng hay có mộng đêm thâu.

( Mất Cha khiTôi chào đời 02 tháng (1911) )
                          ♣♣♣♣♣♣

               Khóc Mẹ

       Khóc Mẹ Trời ơi khóc thế nào.
       Lệ này khôn thắm đức cù lao.
       Nhớ ơn sinh dưỡng lòng se thắt.
       Gẫm đạo thần hôn cổ nghẹn ngào.
       Tiếng nấc dễ gì thay nghĩa trọng,
       Lời than đâu thể đáp ơn cao.
       Cúi đầu quỳ trước linh sàn Mẹ.
       Con thấy trời quay đất lộn nhào

( Mẹ tôi khuất khi tôi đã 70 tuổi đầu bạc (1981) ) 
                           ♣♣♣♣♣♣ 

    Chúng con tiễn ba
 

                          




Má Tư
              
                           


    Phim tư liệu gia đình:

                                    Má Tư
            
                                    




Nhà nghiên cứu - biên khảo - Nhạc sĩ TRƯƠNG-ĐÌNH-QUANG

Người giữ ký ức:


                                   



TAI NGHE TRỐNG CHIẾN TRỐNG CHẦU
          Tác giả: TRƯƠNG ĐÌNH QUANG
Trên quê hương ta,xuân về,bông
mai vàng lấp lánh,náo nức câu hát
sắc bùa,rộn rịp tiêng xóc sên tiền.                                                           
  Xuân sang thôn xóm tưng bừng
Trăm hoa đua nở vui mừng bốn phương.
Sôi nổi nhịp trống con cắc cà rụp cắc,cắc
cà rụp cắc,mềm mại giọng đàn cò
xuân nữ nâng đỡ lời hô bài chòi        
Gió xuân phảng phất ngọn tre
Xin mời cô bác lắng nghe hô bài chòi
Trong dân gian,tung lên lời diễu cợt:                                        
Ham mê cái thứ bài chòi                                                                                 
Bỏ con nó khóc cho lòi rún ra
Tháng giêng là tháng ăn chơi.Tấm lòng yêu
sân khấu gửi gắm trong câu hát ru con,ru em
tha thiết:
Dù cho nhịn đói ăn rau
Cũng coi cho được con đào Phó Phương
Tết Nguyên Đán,mùa xuân là dịp trình diễn
hát múa sắc bùa,hô bài chòi hát bộ
Tai nghe trống chiến trống chầu
Xếp ba miếng kẹo đậu phụng trật đầu lộn đuôi
Dũng lược dụng binh,bách chiến binh vô tuyết nhẫn
Thung dung ẩm tửu,thiên bôi tửu bất túy nhân
(Hùng hổ ra quân đánh trăm trận,dáo thương không vấy máu
Ung dung nhắm rượu cạn,nghìn chén mà diễn viên không say)
Dù ai buôn bán nơi đâu
Nghe gióng trống chầu,lũ lượt về coi
Trống mô kèn nấy mới hay
Trông xuôi kèn ngược chân tay rối bời
 Mẹ ơi đừng đánh con đau
 Để con hát bộ làm đào mẹ coi
 Làm đào được mặc áo đôi
 Được đi giày đỏ,được ngồi chiếu hoa
 Nghe reo trống chiến,không khiến cũng đi
 Nghe đục trống chầu,đâm đầu mà chạy.
 Từ tuổi con nít,tôi mãi mê theo tiếng trống chầu…



          

       HÁT BỘ TRONG TÂM HỒN DÂN GIAN XỨ QUẢNG
      
            Ngày xưa,xứ Quảng ta – phố Hàn, bến Điện (1), Tam Kỳ Bảo An,Quảng Huế,
Tiên Đõa,Chợ Được … yêu hát bộ,quý nghệ nhân.
      Con nít hát chơi múa đồng dao,lá chuối làm kèn,tàu cau làm ngựa,túm lá tre làm cờ
             Con nít,con nít         rủ nhau một lũ                 tò tít tít tít tò tít
             cái mình nhỏ xít       học rồi thì chơi                tay phất cờ tre
             đội mũ lá mít            xuống nước tập bơi         miệng reo hè hè
             cỡi ngựa tàu cau      lên bờ đấm đá                 gỉa đò giết giết
             đứa trước đứa sau    miệng thổi kèn lá            
rồi kêu ‘chư tướng’ ‘quân bay’ như trong hát bộ. Rất thương nhân vật cùng lứa    
tuổi với mình ở đoạn trích tuồng Bao Công vô lò gạch gặp bà Lý Thần Phi, nên con
nít thuộc lời nói lối và hát của Quách Hải Thọ (2):
        (nói lối)    Tôi họ Quách,tên là Hải Thọ
                         Nhà khó nghèo,quê ở Trân Châu
                         Thương mẹ già mắc bệnh đui mù
                         nên con trẻ phải ra công chạy vạy
                         Vượt suối băng ngàn nào ngại
                         hái rau bắt ốc,lo toan (bây giờ)
                         phải lần hồi cuối xóm, đầu làng,
                         đặng đổi chác củ khoai,mớ gạo 
(hát nam chay) Mớ gạo, củ khoai đỡ dạ
                         Cảnh đói nghèo mẹ góa con côi 
và có câu vè:    Trương Long,Triệu Hổ bắt lạc mạo phong 
                         vâng lệnh Bao Công bát lầm Hải Thọ
      Cùng nhau nói vè hài hước:   Đổng Kim Lân bẻ bắp 
                                      Khương Linh Tá lột cùi
                                       Chu Thái công biếu để mà lùi
                                      Bà Đổng mẫu đêm ra cọp sống
      Người lớn mê hát bộ,mê quá chừng.
                         Tai nghe trống chiến, trống chầu
                         xếp ba miếng kẹo đậu phộng ,trật đầu,lộn đuôi 
Vì rằng:           Tai nghe trống chiến               Nghe trỗi giọng kèn bi
                         không ai khiến cũng đi           thì vừa đi,vừa chạy
       Còn các chị thì:
                                 Trông cho lối đi, coi hát bội
                                 Nghe trống đánh trong lòng bối rối
      
        1-       Tên cổ: Phố - Hội An, Hàn – Đà Nẵng, Bến Điện – Vĩnh Điện
2-       Từ giữa những năm 40 của thế kỷ trước,NSND Ngô Thị Liễu
(1907 – 1984) nổi tiếng với vai kép con,đóng nhân vật này.

                          Bắt cơm lên,chẳng kịp cơm sôi
                          chổng mông thổi lửa hết hơi
                          Giận chat nước,phú cho ba ông táo
                          chạy vô buồng thay quần cùng áo
                          xin ít tiền mua thuốc cùng trầu
                          rủ năm,bảy chị em cùng nhau
                          đi cho sớm đặng mà giành chổ
                          …          …          …             …
       Lỡ có sai trái điều gì,mẹ dọa mắng đánh,thì vội thưa rằng:
                          Mẹ ơi đừng đánh con đau
                để con hát bộ làm đào mẹ coi
                          Làm đào được mặc áo đôi
                được đi giày đỏ,được ngồi chiếu hoa
       Ở nhà quê,lời hát trong tuồng vào câu hát ru con, ru cháu,rue m:
                          Xăn tay lần gở mối sầu
                   Tóc lâu đã trổ trên đầu hung anh
                                          x
                          Sơn hậu phăng phăng lối cũ
                    đoái Tạ thành lụy nhỏ đường mưa
                          Ngọn cờ tiếng trống bơ thờ
                    thảo thân ngay chúa, sững sờ hai vai
vào câu hò khoan. Nghe tin người thương sắp vào lính thợ không chuyên
(ONS) (2) đi Tây tha thiết giọng gái kể hò khoan chèo thuyền trên sông
,nồng nàn lời xê của bạn hò:
             Kể:         Khoan hố hợi là hò khoan hờ
                            Tưởng là anh trung quân ái quốc  
                            có hay đâu anh bội chúa rõ rang
                            tưởng là anh giúp Đổng Kim Lân,
                            phò bà Hoàng thái hậui,để tấm thân em nhờ
                            có hay đâu anh trở gió, phất cờ
                            theo quân họ Tạ bao giờ em không hay
             Xê:         Khoan hố hợi là hò khoan hờ.
    Trong nhà, người lớn quây quần bên nhau,nói tuồng (3)
    Trên sân hò khoan,đập lúa hay giã gạo,con trai con gái,đàn ông đàn bà hò
 đối đáp từ cốt truyện tuồng hát bộ. Vở tuồng phò Ngũ Hổ bình tây của Nguyễn Diêu
 (4) được chuyển biên thành hò khoan hát bộ.
    Tóm lược nội dung cốt truyện: Địch Thanh,nguyên soái nhà Tống,cùng 4 tướng,đi
đánh nước Tây Liêu,lạc đường sang nước Đơn. Ở đây bị nữ tướng là công chúa
Trại Ba bắt. Địch Thanh phải kết hôn với Trại Ba.
     Tại triều đình Tống,nghe lời tâu gian của bọn nịnh thần,đứng đầulà Bàng Hồng
,vua bắt giam mẹ của Địch Thanh. Được tin dữ. Địch Thanh trốn vợ để đi đánh
 Tây Liêu.
     Tôi trích vào đây hai câu về tình yêu của Trại Ba và Địch Thanh.

2 – ÓNS,tiếng Pháp: ouvrier non spécialiese
3 -  xin được giới thiệu lối nói tuồng trong một bài khác
4 – Nguyễn Diêu (1821-1880) quê ở Bình Định,thầy của Đào Tấn
(tác giả hát bộ nỏi tiếng)
 thường được gọi là ông Tú Nhơn Ân,viết tuồng hát bộ,có hai vở
 nổi tiếng: Ngũ Hổ bình tây và Liệu Đổ.
­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­             
                 Kể khúc dạo đầu là:
                            Khoan hố hợi là hò khoan hờ
                            Gió hiu hiu,mây chiều đứt đoạn
                   Mây thảm,ngày sầu ,nhớ bạn bạn ơi
                            Thiếp ngửa bàn tay, chàng cất chén giao bôi
                            Tội chàng, chàng chịu,lẽ mê thiếp đi hồi
                            Thuở xưa … khăn lau nước mắt như mưa
                   Nhớ hồi chàng trao miếng thuốc,thiếp đưa miếng trầu
                            Tài chi ai không thảm, không sầu
                   Nắm miếng thuốc lên quên hút,nắm miếng trầu quên ăn
                            Đêm nằm ngất (ngẩng) mặt xem trăng
                   Trăng ơi,trăng hỡi,trăng rằm về non
                            Trống điểm ba thúc giục lầu son
                   Khiến xui mình thiếp héo hon dạ này
                            Địch Thanh chàng hỡi có hay
                   Dục vé lừa chỉ dặm một hai,thiếp theo chàng
                            Đao chiến chinh,dạ thiếp cưu mang
                   Nỗi hình hài,khí huyết,sao chàng không thương?
                            Bình Tây Liêu,trã nợ quân vương
                   Theo chàng hồi phục quốc,bỏ thiếp giữa đường biệt ly (5)
        Xô:              Khoan hố hợi là hò khoan hờ

 Bài hò khoan 1- Lúc Địch Thanh mới trốn đi,công chúa
 Trại Ba đến tư dinh
        Kể:             Khoan hố hợi là hò khoan hờ
                           Từ dời gót ngọc vừa thăm mẫu hậu
                   Ghé thăm chàng,dâng chén vàng,tỏ dạ với phu lang
                           Người Tống quốc kẻ Đơn bang
                   Hay là vắng bóng hình Chức nữ,dạ chàng không vui
                          -Tỳ nhi, bà hỏi đầu đuôi
                  Từ bà thăm mẫu hậu,ông có tới lui trong ngoài?
                          Vạch màng loan xem rõ hẳn hòi
                  Bốn bề vắng vẻ,trong ngoài cũng không
                          -Thôi thôi chồng hỡi là chồng
                  Bạc nên quá bạc,bỏ sầu đông có một mình
                          Hữu tình mà hóa vô tình
                  Bơ vơ phận thiếp,linh chinh nỗi chàng
                          Hữu tình mà lại biến tan
                  Tưởng là Tống quốc,Đơn bang một nhà
                          Nay chừ người đã đi xa,
                  Lệnh truyền thê nữ, theo ta kiếm tìm
                          Chí lăm đáy biển mò kim
                  Chàng nay chẳng khác cánh chim sổ lồng
           Miễn theo cho gặp mặt chồng


5 – ghi lại lời hò từ NSƯT Trần Đình Sanh

 Hỏi xem những lời thệ hải minh sơn thế nào?
                          Kẻo mà long ước dạ ao
                 Đó ai chạy khỏi đường nào,đây mới khen cho!
                        …            …               …            …
     Xô:              Khoan hố hợi là hò khoan hờ

Còn nhiều,nhiều lắm bài hát hò khoan từ cốt truyện tuồng hát bộ,những
 đoạn trích về trung hiếu,trí tín,nhân nghĩa … Ngày xưa,người nhà quê xứ
Quảng yêu hát bộ,thích nói tuồng,nói vè,say hát hò khoan,hô bài chòi (hô thai) …
   Đất Hàn ngày xưa,và cho đến ngày nay,vẫn còn nhiều mối lien hệ,ràng buộc
 với nhà quê ruột thịt,tâm hồn dân gian mãithắm thiết với tiếng trống chầu,tiếng
 trống chiến.

   Bảo vệ vốn liếng văn hóa phi vật thể của dân tộc,gìn giữ cái bản sắc văn hóa
 của tổ quốc ta,của xứ Quảng,tôi vẫn tiếp tục sưu tầm,nhặt nhạnh từ trong dân gian.
   Hy vọng sẽ còn giới thiệu nhiều bài hát hò khoan từ các đoạn trích của các vỡ
tuồng thầy,như Sơn hậu (Kim Lân – Linh Tá qua đèo,Đổng Kim Lân biệt mẹ …),
 tuồng Tam nữ đồ vương (Lão Tạ lăn lửa, Con Cơ giả dại qua ải. Bà Thứ lên chùa …)

______________________________________________________________________________

6 – ghi lại những câu hò khoan từ tuồng hát bộ Ngũ Hổ bình Liêutheo trí nhớ của
 ông Lê Nọc Trân,người xã Thanh Châu ( nay là phường Cẩm Thanh ,phố cổ Hội An)
, lúc con nít hay theo mẹ nghe hò khoan đối đáp

                                                                   Tác giả: TRƯƠNG-ĐÌNH-QUANG


     






Nhà giáo - Nhà văn - Nhạc sĩ: PHƯƠNG DUY Trương Duy Cường






       






      Truyện ngắn: PHO TƯỢNG CỔ 

1. PHO TƯỢNG CỔ 

                                                                         
      ***  1
Nguyễn viết cho tôi vài dòng thư  kèm theo một món quà khi anh vừa đi du lịch Việt Nam về:
“Ngày......tháng........năm.....
Bạn thân mến,
Chuyến về thăm Việt-Nam vừa qua, tôi  có dịp “tham quan” những địa danh có những cổ tháp Champa như Phan Rang, Khánh Hòa ra đến Quảng Nam, Đà-Nẵng. Ngày xưa nhiều nơi không đến được vì kém an ninh như vùng Mỹ                                                                                                                                                                                                                              
Sơn, Trà Kiệu, Chiên Đàn, Bàn An. Tôi biết bạn thích sưu tập cổ vật nên tôi   
gửi kèm theo đây một pho tượng cổ tặng bạn”                                                  
Pho tượng chạm nổi hình một vũ nữ Champa đang múa. Chiều cao 20cm và chiều ngang 4cm khắc bằng một loại đá nhám mầu xam xám, cân nặng gần 1kgr.
Tôi đặt pho tượng cổ nơi bệ lò sưởi trong phòng khách bên cạnh những món đồ khác mà tôi đã sưu tập được.
         *** 2
Trước năm 1950, tôi  thích sưu tập tem, sưu tập tiền bằng kim khí và giấy bạc  các nước trên thế giới. Tại Saigon, có tiệm bán tem sưu tập nằm trên đường Catinat lúc nào cũng đông khách nhưng giá bán có hơi cao. Một linh mục người Pháp, thầy dạy tôi  ở bậc trung học mới giúp tôi gửi mua tem tận bên Pháp để có đầy đủ các loại tem hơn và giá rất hợp túi tiền của cậu học sinh.
Tôi bắt đầu mua tem ở Paris và ít lâu sau tôi nhận xét tiệm bán tem ở Valenciennes giá rẻ hơn, nên tôi tiếp tục mua tem tại nơi này. Đến thời chính phủ Ngô Đình Diệm, việc gửi tiền ra ngoại quốc rất khó khăn nên tôi không mua hàng ở Pháp nữa. Đến năm 1966, có người bạn Mỹ làm việc ở tòa đại sứ Hoa Kỳ tại  Saigon thỉnh thoảng ra các tỉnh miền Trung để mua đồ cổ nên  anh Bob  đã nhờ tôi hướng dẫn đến những nơi bán đồ cổ. Tôi giúp người bạn tôi như một thông dịch viên không lãnh lương kiêm cố vấn ngành sưu tập đồ cổ tại địa phương. Anh ta thuộc loại con nhà giàu, có bố là một bác sĩ  giàu nổi tiếng ở Mỹ, anh lại lãnh lương cũng khá nên bao nhiêu tiền có được anh đem mua đồ cổ mà anh đam mê  thuộc loại sành sứ Trung Hoa và cổ vật Champa.  Trước ngày 30- 4- 1975 anh về Mỹ an toàn với những đồ cổ anh đã mua được. Từ ngày quen anh Bob tôi cũng bắt đầu sưu tập cổ vật, nên khi nhận pho tượng cổ của Nguyễn tôi rất thích và trân quý vô cùng.
*** 3
Chiếc xe buýt “de luxe” (mà sau ngày ba mươi tháng tư năm  1975, tôi nghe mấy anh bộ đội ngoài bắc vào đọc là “ đe-lư-xe!”  tám chỗ ngồi đến khách sạn  ba sao tọa lạc trên dường Ngã năm Phan Chu Trinh đón tôi và một số khách Việt kiều đi thăm vùng thánh địa Mỹ Sơn như chúng tôi đã  “đăng ký” trước.
Ra khỏi thành phố Đà Nẵng, qua ngã ba Cây Thông, đường rộng rãi hơn nên xe chạy với tốc độ nhanh hơn. Tôi mới xa Đà Nẵng gần hai mươi năm, nhưng khi nhìn  hai bên đường thấy thành phố đã khác xa. Nhiều cao ốc xinh đẹp đã mọc lên ở những nơi mà ngày xưa, xin lỗi độc giả, người dân Hàn thường nói mỉa mai “ chỗ chó đ.. ”. Nhiều khách sạn to, cao, đẹp chen lẫn
với những cửa hàng buôn bán sầm uất, xe cộ chen nhau chạy trên những đường phố còn hẹp tuy đã cố nới rộng hai bên lề đường.
Đến ngả ba Huế, xe quẹo trái vào quốc lộ 1 đi về hướng nam. Xe tiến nhanh qua các địa danh như thuộc lòng trong đầu tôi, tương tự có một tấm bản đồ đặt trước mặt tôi . Đoạn đường này trước năm 1975, chúng tôi thường hành quân mở đường  và giữ  an ninh cho xe đò và đồng bào đi lại làm ăn : Cẩm Lệ, Giáp  Năm, Thanh Phong, Thanh Quýt. Thanh Quýt là địa danh mà gia đình tôi không bao giờ quên vì là nơi có nhiều cơ sở nằm vùng ...  .
Xe buýt qua thị trấn Vĩnh Điện,  đến cầu Câu Lâu rồi đến trạm  Nam Phước. Xe buýt rẽ phải  vào tỉnh lộ hướng về huyện lỵ Duy Xuyên. Chạy vài kilômét nữa đến Trà Kiệu, thấy ngôi tháp Chàm mà ngày xa xưa là kinh đô  đầu tiên của Vương quốc Champa. Xe tiếp   tục chạy.... và trước mặt chúng tôi là thánh địa Mỹ Sơn với những ngôi cổ tháp  kiến trúc  theo lối Chàm cái còn , cái đổ nát vì chiến tranh từ  năm 1945  đến 1975.
Tôi xuống xe, bách  bộ xem các khu tháp, chụp ảnh hoặc dừng lại xem các phù điêu, tượng vũ nữ chàm rất đẹp đang biểu diễn một vũ điệu. Hai tay của vũ nữ dẻo dai và nhìn những đầu ngón tay  nhọn vì  móng tay  khá dài. Tôi đang loay hoay tìm khía cạnh nào thích ứng để chụp ảnh những pho tượng cổ. Bổng nghe tiếng động đàng sau lưng, tôi quay lại nhìn. Một thiếu  nữ trạc tuổi mười tám đôi mươi đang đứng  nhìn tôi. Tôi chào nàng. Nàng cười.... Tôi như bị hớp hồn trước nụ cười ma quái và vẻ đẹp liêu trai của người đối diện bất ngờ.
Tôi chưa kịp tìm những lời để làm quen và ca tụng sắc đẹp của nàng. Nàng nói ngay:
“Ông định lúc nào về lại...”
Tôi trả lời: “ Sau khi “tham quan” ø chụp ảnh một số tượng, cảnh đẹp và di tích cổ quý báu này.”
Nàng hỏi:” Ông đã đăng ký xe buýt chưa?”
Tôi nói ngay:
“Chưa. Có  phương tiện chuyên chở nào như ô tô, xe buýt, xe honda thồ... thì tôi thuê đi về cũng được.”
Nàng vui vẻ nói với tôi:
“  Ông nên đổi phương tiện.... đi ghe.... để nhìn sông nước phong cảnh hai bên bờ sông....cho đến phố cổ Hội An.”
Nhìn cái miệng nho nhỏ xinh xinh của nàng mấp máy..... dù đường xa, sức tôi lội bộ không nổi nữa, chắc tôi cũng ừ để làm vui lòng người đẹp, huống hồ là đi thuyền, đi ghe như nàng nói.
“Nếu được đi ghe để xem phong cảnh thì còn gì ... phải chọn nữa. Cô vui lòng “ đăng ký” cho tôi một chỗ đi ghe giùm tôi nhé! Cám ơn cô nhiều lăm . Nếu cô không nói, tôi không biết được có phương tiện giao thông này. Lâu lắm.... ngày xa xưa, lúc bọn lính Tây đến chiếm Hội An, tôi đi tản cư bằng thuyền bầu trên con sông Sài, tức sông Chợ Củi, hoặc tên khác Sông Thu Bồn, sông Cái...sông Hoài....chạy tránh giặc để ăn vùng Trung Phước , Phú  Gia, Tí , Sé ...trong nhiêù năm.”
Nàng giục tôi:” Nếu muốn đi ghe, thì ông nên thu xếp  đi theo tôi  ngay mới kịp chuyến.”
*** 4
Tôi theo nàng ra bến sông. Bến sông vắng lặng. Vài con cò trắng bay ngang qua. Gió thổi mát lạnh khi trời  sắp ngả về chiều. Những tia nắng vàng yếu ớt
dần dần kéo lên cao. Nhìn mấy dãy núi thấp mầu xanh xanh phía xa còn nắng vàng trên đỉnh nhọn.
Một chiếc thuyền con có mui đang neo ở bến. Không có ai khác ngoài người thiếu nữ và tôi.Tôi ngạc nhiên, hỏi nàng:
“Chủ ghe đâu? Sao không thấy khách nào nữa?” Phải có đủ bao nhiêu khách, họ mới   đủ sở hụi cho một chuyến đi?”
Nàng dục tôi:
“Ông cứ xuống thuyền chiếm chỗ tốt trước mà ngồi,  mà nằm... rồi sẽ biết câu trả lời...”
Nói xong, tôi nhảy ngay vao khoan thuyền. Thấy nàng cũng nhảy vội lên phía đàng sau chiếc thuyền và để hai tay vào chèo.... điều khiển thuyền rời bến.
Bây giờ tôi mới hiểu: Nàng là Captain, thuyền. trưởng.... và tôi là vị khách  duy nhất đáp “ du thuyền” này.
Nằm trong khoang thuyền nhìn “Captain” đang chèo. Hai tay cử động thoăn thoát, nhịp nhàng, vùng ngực nàng lên xuống theo nhip chèo và nhịp hít thở không khí của nàng. Như một bức tranh linh động trước mắt vì tôi không có hoa tay để có thể ghi lại trên vải, trên lụa hay trên giấy. Lúc cần chụp ảnh thì máy ảnh không còn cuộn phim nào.
Thuyền  đi nhanh và đến khúc sông  Chợ Củi  vì nơi đó có bến đò mang tên Chợ Củi,  thủy triều xuống nước chảy xuôi khá mạnh .
Mặt trăng ngày Rằm tròn trịa và lớn vừa nhô lên  khỏi hàng cây bên kia sông  chiếu sáng. Nàng để thuyền tự trôi. Nàng vào khoan thuyền rủ tôi ra ngồi bên nàng để xem nàng vừa chèo thuyền, vừa trò chuyện với tôi cho đỡ buồn và  bớt lạnh.
Tôi ngồi cạnh nàng, hơi  nóng từ thân thể nàng truyền qua tôi ấm áp. Nàng nói:
“Ông có lần nào vào thăm Cổ Viện Chàm ở thành phố Đà Nẵng chưa?”
Tôi trả lời:” Rất nhiều lần.”
Nàng hỏi  tôi chú ý đến cổ vật gì trưng bày ở đấy.”
“Tôi đi xem... chung chung thôi. Không quan tâm đến cổ vật nào... nhưng là con mọt sách nên cũng biết chút đỉnh”
“Ông có nhớ cổ vật  Vishnu không? Cổ vật Rama, cổ vật  Garuda, Sarasvati.....và Oroga?
“Nếu tôi nhớ không lầm... Vishnu...là vị thần tượng trưng cho sự sống và bảo quản.”
Nàng như một giám khảo một kỳ thi Tú Tài, nàng nói:
“Đúng, trả lời tiếp...”
“Cổ vật Rama....là thần sáng tạo và sinh sản...., Garuda....là....là...là , tôi suy nghĩ, phải moi móc trong đầu... Chim  Thần?”
“Giỏi, rất đúng!”.“ Tiếp theo....”
“Sarasvati là Vợ thần Rama, nữ thần tiếng nói linh thiêng, vật tượng trưng cho con Thiên Nga. Oroga là .... tượng trưng cho sự sung mãn mà các hoa văn hình nhũ hoa phụ nữ khắc  trên bệ đá....mà tôi rất thích khi chụp ảnh ở khu di tích Mỹ Sơn. vừa cách đây vài giờ.
Nàng bổng cười ra tiếng:
“Khi em thấy ông chăm chú chụp nhiều poses  ảnh mấy cái vú đá cổ, em chợt nghĩ trong đầu;
những người này nếu sống đến bây giờ cũng đến tuổi.... Thượng thọ nghìn
năm. Đôi nhũ hoa này sẽ.....”
Ông giỏi thật, có kiến thức, có trí nhớ, đáp đúng các câu hỏi hóc búa  của em. Em có một phần thưởng để dành cho ông đây...”
Nói xong captain, thuyền trưởng mở cúc áo, đưa bộ ngực thanh tân , đầu vú ngóc lên như sừng trâu  của nàng mà lúc mới  xuống thuyền tôi đã quan sát rất  kỹ và thèm nhỏ rải, rồi nói : Bộ ngực này mới hiện đại, ông hãy quên những bộ ngực bằng đá...nghìn năm đi....”
Tôi thức giấc khi đôi tay tôi mân mê cặp gò bồng đảo tuyệt vời của mỹ nhân mà tôi chưa kịp hỏi danh tính.”
Tôi thức dậy, đi pha một  cốc  cà phê  French Roast  Peet’s  Coffee thật đậm cho vào chút bơ Bretel, hai thìa đường và tự thưởng thức bằng cách nhắm hai con mắt lại để tiếp tục  tưởng tượng đang để tay lên vùng ngực ấm của giai nhân trong mộng vừa qua.
Nhìn về phía bệ lò sưởi trong phòng khách của tôi, pho tượng cổ mà bạn tôi đã mang về từ vùng Mỹ Sơn trông giống Nàng như  hai chị em song sinh. Cũng khuôn mặt diễm kiều liêu trai, cũng bộ ngực săn chắc, cũng dáng người ... như đang mời gọi...tình yêu.
     *** 5
Những ngày tháng kế tiếp, đêm nào Nàng cũng dẫn dắt tôi vào  cuộc du lịch những nơi danh lam thắng cảnh của quê hương nàng cách đây cả nghìn năm. Phan Rang, Nha Trang, Trà Kiệu, Chiên Đàn.... nơi nào có Tháp Chàm là Nàng dẫn  linh hồn tôi đến đấy, ân ái nồng nhiệt với Nàng. Tôi sụt cân và sức khỏe suy kém thấy rõ. Tôi  suy nghĩ phải tìm cách tặng lại pho tượng cổ này cho ai muốn.... thưởng thức giai nhân trong mộng.
Một ngày đẹp trời vào cuối háng December năm  2006, một người bạn Đức  từ Berlin sang thăm tôi, anh cũng là tay sưu tầm đồ cổ có hạng, anh nhìn thấy pho tượng cổ trên bệ lò sưởi của tôi, anh xin phép cầm lên xem. Anh dùng loại kính rọi lớn đặc biệt  rồi cho tôi biết tên nàng mỹ nữ champa này là Sita, nàng là công chúa, học thức uyên thâm và rất đam mê ân ái.
Anh đề nghị với  tôi ø bán pho tượng cổ này cho anh vì mới nhìn là anh bị pho tượng như thôi miên anh ta. Anh nghĩ anh sẽ khó  rời ø thành phố San José  của thung lũng điện tử nổi danh này mà không có pho tượng trong tay.
    *** 6
Một năm sau, Nguyễn gọi điện thoại cho tôi.
Cầm điện thoại lên nghe, tôi nói với bạn tôi:
“Ngọn gió nào...mà cậu gọi thăm tớ... đã lâu lắm, kể từ ngày tớ nhận pho tượng cổ của cậu, tớ chẳng có tin tức và liên lạc với cậu được. Lại đi Việt Nam “tìm  một pho tượng trẻ bằng xương bằng thịt...” hay tìm pho tượng cổ nữa?”
“Moa sợ tượng cổ lắm rồi, còn cậu thì sao?”
“Tớ cũng ớn quá rồi.... tớ  không đủ sức.... nên đã gả nàng cho người bạn người “gốc Hitler” từ Berlin qua Mỹ  du lịch, chàng  đã bảo lãnh nàng sang định cư bên ấy rồi. Nhưng một thời gian sau, chàng cũng cho Nàng sang Bordeaux uống rượu Tây rồi!”
Nghe xong, Nguyễn cười và nói:
“Đàn ông mê của lạ như quạ thấy gà con!”
Tôi trả lời:
“Của lạ thật, may ra... còn của lạ Liêu Trai... tớ sợ quá rồi. Không dám ham nữa đâu!”
  PHƯƠNG-DUY TDC
(Một Thoáng Liêu Trai)


  Mùa hoa phượng v

                              

  
Ép hoa giữ làm tin

                             




Men nhạc chiều

                      

                            



Bán cầu đón chúa Hài Đồng


                              

          


                                          
  
                       

               Nhà văn – Nhạc sĩ PHƯƠNG DUY Trương Duy Cường (2013)



GIỚI THIỆU
5 NHÀ THƠ  VÙNG QUẾ SƠN CỦA XỨ QUẢNG:
BÙI GIÁNG, TẠ KÝ, TƯỜNG LINH, CUNG DIỄM và HOÀNG QUY
  
Bài viết của PHƯƠNG-DUY TDC

Nhìn vào tấm bản đồ VIỆT-NAM do “Nha Địa dư và Bản Đồ” tại Đà Lạt in trước năm 1975, tỷ lệ xích 1:1.750.000 tôi thấy tỉnh QUẢNG NAMhai con sông chính lớn và dài : một phát xuất từ thượng nguồn hướng tây mang tên SÔNG BUNG, một phát xuất từ thượng nguồn  hướngTây Nam mang tên SÔNG THU BỒN, sau đó hai con sông gặp nhau thành một sông lớn chảy qua phố cổ HỘI-AN xuống CỬA ĐAI để ra biển và một con sông dài nữa nhưng không phát xuất từ nguồn nào (?) lại nằm song song với quốc lộ I và bờ biển NAM HẢI mang tên TRƯỜNG GIANG chảy vào các quận phía Nam tỉnh Quảng Nam (vùng chia ra để thành lập tỉnh Quảng Tín)

Trong thời gian chiến tranh Việt-Pháp, năm 1946-47, tôi có dịp chạy giặc đi tản cư bằng ghe bầu những làng, xã như Kim Bồng, Chợ Củi, Đại Bình, Trung Phước, Tí, Sé,Kẽm, Cầu Chìm, Đại Lộc, Trà Nhiêu, Cát Cao, Chợ Bà,Chợ Được, Trà Đỏa, Tiên Đỏa, Kỳ Trân, Đồng Trì, Tây Giang, Bến Ván…ở mỗi nơi vài ba tháng, nên tôi nghĩ BA dòng sông dài và lớn trên tôi cũng có thời đã đi qua và ngồi trên bờ câu cá..

Rồi lúc mặc áo quần trận phục vụ trong quân đội , tôi cũng từng đóng quân ở tiền đồn bên cạnh những dòng sông của quê hương ghi trên ở quận Hiếu Nhơn, Thường Đức, Quế Sơn, rồi tỉnh Quảng Tín nên lại thêm nhiều dịp biết thêm nhiều làng xã ven sông  mà ba con sông lớn này chảy qua.

Nhưng tôi vẫn thích nghĩ về con sông mang tên THU BỒN nhất (mà mấy người làm thơ thường gọi cho thi vị là “SÔNG THU”).
Với hai lý do có tính cách cá nhân:

Lý do thứ Nhất:
Vì khi đi tản cư bằng ghe bầu, gia đình tôi suýt bị máy bay Pháp “làm thịt” khi đang chèo chống giữa dòng sông Thu Bồn, gần đến chợ Trung Phước là nơi gia đình sẽ tạm trú nơi đó vài tháng vì có người cô tôi đang sống và buôn bán tại chợ này. Nhờ người chủ thuyền lanh trí nên chống chèo lẹ sang bờ tả ngạn khi nhìn thấy bốn máy bay địch lao mình từ trên không xuống thấp để chuẩn bị xạ kích khi nhìn thấy mục tiêu là một chiếc ghe bầu thật lớn. Sai mục tiêu nên máy bay phải bốc lên cao và làm một vòng quành lại thì chiếc ghe bầu (mục tiêu) đã đến bờ sông dựa vào mô đất đá cao dưới những tàng cây rậm rạp khó có thể phát hiện. Sau đó bốn chiếc máy bay  này đổi hướng xạ kích về phía hữu ngạn sông THU BỒN thuộc khu  chợ Trung Phước, cũng gần bệnh xá địa phương.

Lý do thứ Hai:
Tôi quen biết với năm người làm thơ xứ Quảnggốc là dân huyện Quế Sơn, nằm những làng Trung Phước , hữu ngạn sông Thu Bồn và Đại Bình, tả ngạn.
Núi non hùng vĩ, sông nước hữu tình nên thi sĩ BÙI GIÁNG, nhà thơ TẠ KÝ đã dạo chơi bên bờ hữu ngạn để làm thơ, để chăn dê.
 BÙI GIÁNG và TẠ KÝ là hai nhà thơ Quảng Nam thành danh trước 1975 (nay đã quá cố).
Rồi tả ngạn có ba chàng thi sĩ TƯỜNG LINH, nhà thơ CUNG-DIỄM  (HOÀNG KIM DŨNG, TÚ LẮC) và nhà thơ HOÀNG QUY (HUỲNH QUY) cũng là nhũng nhà thơ có tiếng tăm sau này.

***

THI-SĨ BÙI GIÁNG

Sinh ngày 17 tháng 12 năm 1926
tại làng Thanh Châu, xã Vĩnh Trinh, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam.
Sau khi kết hôn, lập nghiệp  làng TRUNG PHƯỚC, huyện QUẾ SƠN, tỉnh QUẢNG NAM
Trú quán: Thành phố SAIGON.
Mất ngày 7 tháng 10 năm 1998 tại Saigon. Thọ 71 tuổi
An táng tại nghĩa trang Gò Dưa, THỦ ĐỨC.

Tác phẩm:

(chỉ ghi thi phẩm mà thôi)
Tập THƠ:
*Mưa Nguồn (1962)
*Lá Hoa Cồn (1963)
*Màu Hoa Trên Ngàn (1963)
*Ngàn Thu Rớt Hột (1963)
*Bài Ca Quần Đảo (1963)
*Sa Mạc Trường Ca (1963)
*Sa Mạc Phát Tiết (1972)
*Mùi Hương Xuân Sắc (1987)
*Rong Rêu (1995)
*Đêm Ngắm Trăng (1997)
*Thơ Bùi Giáng (Montreal 1997)
*Thơ Bùi Giáng (California 1994)
*Mười Hai Con Mắt (2001)
*Thơ Vô Tận Vui (2005)
*Mùa Màng Tháng Tư (2007)

(Hiện nay, nhiều tác phẩm của ông đã và đang được tái bản và xuất bản trong và ngoài nước nên không thể thống kê đầy đủ thi tập của ông)
Ngoài các thi tập kể trên, BÙI GIÁNG còn viết nhiều tác phẩm khác thuộc loại NHẬN ĐỊNH, GIẢNG LUẬN, TRIẾT HỌC, TẠP VĂN, SÁCH DỊCH…

    

                                                           Nhà thơ: BÙI-GIÁNG

                                                        

***
Tôi chỉ gặp và được thi sĩ BÙI GIÁNG (vì tình đồng hương giữa Thầy và Tôi) trò chuyện hai lần tại SAIGON.
Một lần trước 1975 khi tôi gặp Thầy  (tuy tôi không là học trò của nhà giáo Bùi Giáng, nhưng tôi học được văn chương, triết lý trong các sách Thầy viết)  trên đường Catinat.
Tôi được dịp hỏi Thầy Bùi Giáng:
 “Thưa thầy, vì sao tôi thấy trong một vài tác phẩm viết rất “đứng đắn”, rất “ triết lý” của thầy…. thỉnh thoảng thấy Thầy xen vào những danh từ “dung tục” như L.T..hoặc T.L..(khi nói lái theo lối người Quảng Nam) ?

Thầy Bùi Giáng chỉ cười và bảo tôi: “Em đọc sao thì cứ hiểu như vậy là đúng ý Anh muốn viết!

Riêng tôi:
“Tôi hết biết luôn!”

 Lần thứ hai, tôi gặp Thầy sau năm 1975 tại chợ Trương Minh Giảng, Saigon (lúc này trông  Thầy“ không được bình thường trí não”  nhưng khi hầu chuyện với Thầy, Thầy vẫn còn nhớ là tôi đã gặp và trò chuyện cùng Thầy một lần và Thầy vẫn “xuất khẩu thành thơ” rất xuất sắc như thuở nào. (Nhưng có nhiều câu thơ “xuất khẩu thành chương” của Thầy lúc này có xen nhiều danh từ về bộ phận kín của phái đẹp (?) làm người nghe “sợ” luôn!

Trong lúc viết bài này, tôi muốn ghi lại một bài thơ do thi sĩ Bùi Giáng sáng tác:

LỜI SƠN NỮ

Gánh than lên bán chợ Trời
Thiên thần xúm hỏi: Em người ở đâu?
Thưa rằng em ở rất lâu
Trần gian dưới đó dãi dầu liên miên.
Bảo rằng chưa rõ tuổi tên?
Thưa rằng tên tuổi là em đây rồi:
Nghĩa là Sơn nữ đó thôi.
Hỏi rằng: sao chẳng thấy môi em cười?
Thưa rằng cười gượng không vui
Nên đành mím miệng một đời cho qua.
Hỏi rằng: dưới đó bông hoa
Nở vào mùa Hạ hay là mùa Xuân?
Thưa rằng: cái đó em quên
Vì chưng lo đốt than nên không nhìn.
Hỏi rằng: một chút của tin
Muốn trao em giữ, em xin thứ gì?
Thưa rằng: em chẳng biết chi.
Hỏi rằng: em thích xiêm y không nào?
Thưa rằng: dày mỏng ra sao?
Bảo rằng: toàn gấm, lụa đào nhung hoa.
Thưa rằng: chẳng hợp màu da
Toàn than như hột chà là em đen.
Bảo rằng: hãy tắm suối tiên
Một giờ em sẽ đổi đen ra hồng.
Thưa rằng: em có tấm chồng
Yêu màu da cũ, kiếu ông em về.
                            (BÙI GIÁNG)
***

                                                         
                       

THI-SĨ TẠ KÝ

Sinh năm  1928  tại Trung Phước, Quế Sơn, Quảng Nam
Mất năm  1979  tại  An Giang
Cải táng năm 2001 tại nghĩa trang GÒ DƯA, Thủ Đức bên cạnh mộ phần của Thi sĩ BÙI GIÁNG  mà lúc trẻ hai nhà thơ đã ở cùng xóm với nhau. ,
Tác phẩm:
 -SẦU Ở LẠI (Thơ)  x.b 1970 (đoạt giải THƠ của TỔNG THỐNG VNCH)
 -CÔ ĐƠN CÒN MÃI (Thơ) x.b 1973
 -THƠ TẠ KÝ (Thơ) x,b 2001  tại Hoa Kỳ

Thập niên đầu 1950, khi tôi học trung học ở trường Providence, Huế thì anh Tạ Ký học các lớp chuyên khoa văn chương bên trường trung học Khải Định.
Nên thỉnh thoảng những học sinh gốc Quảng chúng tôi cuối tuần hoặc ngày nghỉ lễ cũng gặp nhau ở nơi những gia đình người Quảng Nam làm việc tại Huế (nhất là những nhà có con gái đẹp tại khu Hàng Me, Đập Đá..) để “nói tiếng Quảng với nhau” và nói với “người đẹp quê mình”.
 Anh Tạ Ký lúc đó đã nổi tiếng “làm thơ rất hay” và tôi vẫn yêu cầu anh đọc cho tôi nghe những bài thơ anh sáng tác mỗi khi có dịp gặp anh..
Anh rất vui và đọc cho nghe liền.
Sau khi học xong Tú Tài, anh Tạ Ký vào Saigon học tiếp đại học và đi dạy.
Tôi xin trích một bài thơ anh viết về quê hương Quảng Nam, có những địa danh tôi thích:

TRUNG PHƯỚC ƠI!
Tặng bà con

Trung Phước ơi, sông sâu dài uốn khúc,
Tình cheo leo cao vút một con đèo,
Núi Chèo Bẻo vươn mình trong khói đục,
Hòn Cà Tang thương nhớ vọng tình theo.

Đây đồng Chợ không còn vang nhịp bước,
Và đồng Quan, đồng Vú chắc tiêu điều!
Lúa vàng ơi! Lúa vàng bao năm trước,
Rộc cây Bòng bờ trổ mạch cô liêu.

Cau xanh lắm, cau với người thân thiết,
Bắp non non, người đợi bắp vàng bao,
Lụa óng ánh tay ngà thoăn thoắt dệt,
Đời không dài hơn một giấc chiêm bao!

Làng chết lặng, lều xác xơ dăm túp,
Người tha hương còn mất chẳng tin về,
Con lạc mẹ, bao đêm chồng khóc vợ,
Măng bẻ rồi, tre không kín niềm quê!

Chín năm chẵn máu chưa hề ngớt chảy,
Chim không ca, bắp chẳng chín vàng bao,
Khung cửi lạnh, tay ngà đang ấp mộ,
Hẹn tương phùng trong một giấc chiêm bao.

Mùa hy vọng thắp đôi hàng nến đỏ,
Chép bài thơ thương nhớ giữa kinh thành,
Ôi yếu đuối một kinh hồn nho nhỏ,
Chỉ mong ngày nắng ấm ngọn cây xanh.
                                                   
                                                     (TẠ KÝ)


                                                 

                                                                       Nhà thơ: TƯỜNG-LINH
***
Nhà thơ TƯỜNG LINH

Tên thật NGUYỄN LINH
Sinh quán: Đại Bình, Quế Sơn, Quảng Nam
Trú quán: Bình Thạnh, SAIGON

Thời gian 1958-1974 tôi nhiều lần vào Saigon, biết anh Tường Linh đang phục vụ trong quân đội, cũng dang sống tại Saigon mà tôi không có dịp gặp Anh lần nào. Tôi rất mong có dịp gặp anh vì tôi thích những vần thơ anh sáng tác đăng báo. Anh còn là anh em bà con cô cậu với Hoàng Quy, em tôi.
Nhưng sau 1975 cũng không có dịp nào gặp, mãi cho đến những ngày cuối sắp đi định cư tại Hoa Kỳ (1991) tôi quyết định nhờ  Hoàng Quy đưa tôi tới thăm nhà thơ Tường Linh tại nhà anh. Vì tôi nghĩ sẽ không còn lúc nào gặp nhau nữa.
Anh rất vui và tôi hỏi anh: “Thơ của anh, em rất thích đọc. Bây giờ anh đã sáng tác bao nhiêu bài thơ rồi?”.
Anh không trả lời ngay, đứng dậy đến tủ sách gia đình bê ra năm sáu quyển sổ dày đóng bìa cứng như những cuốn tiểu tự điển đặt trước mặt tôi rồi nói:” đó Cường xem đi!”
Tôi dở cuốn sách ra, những bài thơ anh chép tay nét chữ chân phương mỹ thuật, thơ đọc rất hay và không đếm được tổng cộng bao nhiêu bài thơ viết bằng đủ thể loại: Đường luật, Song Thất Lục Bát, Lục Bát, Thơ Mói 4 chữ, 5 chữ, 7 chữ, 8 chữ, Thơ Tụ Do…
Tôi không rõ từ ngày ấy đến bây giờ anh Tường Linh đã in được bao nhiêu tập tho rồi?

Tôi chỉ biết một số tác phẩm của TƯỜNG LINH đã in ấn trước đây:

-THƠ TẬP LÀM THUỞ NHỎ (In thạch bản, TAM KỲ 1950)
-MÙA DI (Thạch bản, BỒNG SƠN 1953)
-MÙA HOA CẢI (HUẾ 1955)
-MÂY CỐ QUẬN (Nxb TAO ĐÀN, Saigon 1962)
-NGHÌN KHUYA (Nxb TAO ĐÀN, Saigon 1965)
-THU ƠI TỪ ĐÓ (Nxb TAO ĐÀN Saigon 1972)

Thi phẩm xuất bản sau 1975:
-GIỌT CỔ CẦM (Nxb ĐÀ NẴNG, 1998)
-VỀ HỎI LẠI (Nxb ĐÀ NẴNG 2001)
-THƠ TƯỜNG-LINH TUYỂN TẬP (Nxb VĂN HỌC, Hà Nội, 2011)
là tập thơ được in ấn khi tác giả TƯỜNG LINH đã ngoài 81 tuổi gồm 672 trang: 396 thi phẩm mới. Bìa cứng. Hy vọng không phải là tập thơ cuối cùng được in ấn của nhà thơ TƯỜNG-LINH.

Giới thiệu một bài thơ của Tường Linh mà tôi thích:

GÓC CHIỀU VỚI BẠN

Bạn hỡi có chi mà vội vã,
Tránh đâu cho thoát cõi vô thường?
Vào đời xây mộng, tan tành mộng
Hãy cứ xem đi mẩu hý trường.
Đội lửa băng qua bao cuộc chiến
Nay còn được chải tóc hoa sương…

Thì thôi, tiếc với buồn chi nữa
Cắt buộc ràng quanh chuyện lỗ, lời.
Lâu quá thuyền neo vùng bến chật
Quen bờ nên ngại sóng trùng khơi.
Góc chiều được gặp đông bè bạn
Đã ngấm trong men chuyện nghĩa đời!

Cùng thả hồn theo lời nghệ sĩ
Giọng vàng cánh bút chở thơ bay.
Bỗng trầm điệu khúc nương cung bậc
Thanh thoát đàn rơi giọt giọt say
Không phải Tầm Dương chan chứa lệ
Mà bâng khuâng tiếc sớm vơi ngày!

Thơ dâng, rượu bốc. Thời gian chảy
Thành suối yêu mơ thắm thiết nguồn.
Ai cấm ta về vườn mộng cũ?
Dẫu về chỉ gặp bóng trăng suông.
Còn bao nhiêu rượu chia đều cả
Hồi ảnh sông hồ lớp lớp tuôn.

                             (TƯỜNG-LINH)
Tự khúc phương nam
Sáng tác: Mạc Ly Phổ thơ: Tường Linh
Trình bày: DUY-TRỰC


                                

***

Nhà Thơ KIM DŨNG

Tên thật HOÀNG KIM DŨNG
Bút hiệu: CUNG DIỄM, TÚ LẮC…
Sinh năm 1930 tại Trung Phước, Quế Sơn, Quảng Nam
Tác phẩm:
 -THƠ TRÀO PHÚNG (Nxb THẰNG MÕ Nam Cali, 2005)
- TÚI VẪN CÒN THƠ (Nxb CỘI NGUỒN San Jose 20111)


Tôi gặp nhà thơ Kim Dũng (Tú Lắc, Cung Diễm) rất nhiều lần trong những buổi RMS (ra mắt sách, thơ) khi tôi đến định cư tại Thung Lũng HOA VÀNG, SAN JOSE.
Tôi nghĩ, ông là một nhà thơ trong nhóm năm nhà thơ sống hai bên bờ sông THU BỒN, thượng nguồn tại đất QUẾ SƠN, được may mắn nhất. Tuổi cao mà sống trên xứ tự do làm thơ theo cảm hứng, không sợ một áp lực cỏn con nào.bên cạnh.

Giới thiệu một bài thơ của ông viết về quê hương:

HÌNH ẢNH QUÊ HƯƠNG

Làng tôi nằm cạnh mé Thu Giang
Xanh ngắt tre xanh bọc xóm làng
Uốn khúc quanh co con suối lượn
Bắt nguồn từ rặng núi Cà Tang.

Một con đường nhỏ chạy ngoằn ngoèo
Ven vẹo hai hàng đuổi chạy theo
Nối bước hai thôn Trung và Hạ
Gập ghềnh qua mấy nhịp cầu treo.

Thẳng cánh cò bay những cánh đồng
Hai mùa Ba, Tám lúa đơm bông
Nàng Hương, lúa Ngự thơm ngan ngát
Hương ngất ngây say vạn tấm lòng!
                                    
                                    (CUNG DIỄM)

                                                     

                                                                       Nhà thơ: HOÀNG-QUY
***

PHƯƠNG DUY cảm nhận về HOÀNG QUY

Sinh năm 1939 tại Đại Bình, Quế Sơn. Quảng Nam.
Trưởng Đài Phát Thanh VTVN Đà Nẵng (trước 1975)
Quê của Hoàng Quy nằm ven bờ tả ngạn sông Thu Bồn.
Một vùng đất đai trồng cây ăn trái rất tốt. Khu vườn của nhà Hoàng Quy trồng nhiều cây Sầu Riêng rất sai quả và ăn rất thơm ngon.
Nhưng sau 1975, đi “kinh tế mới tự túc” trong miền Tây Nam bộ
 gia đình vào sống ở làng Phong Điền, Cái Răng, tỉnh Cần Thơ.
Làm nghề lái xe Honda trên lộ Đá dài mười ba kilomet chở khách để độ nhật và trồng cây trái kiếm sống. Cũng may, những cây cam sai trái và quả “Cam Phong Điền” rất ngon, ngọt nổi tiếng nhờ vậy cũng sống qua ngày.
 Đôi  lúc chàng đi buôn hàng chuyến, có khi làm công nhân và có khi “ đi tu”và ăn chay trường tùy hoàn cảnh.
Và chàng “thi sĩ” lại bắt đầu làm thơ trở lại.

Tác phẩm dã in:
 TUYỂN TẬP SÔNG THU (Thơ) 1962 với Thái Tú Hạp và Thành Tôn.
CỠI NGỰA XUỐNG TRẦN (Thơ) 2004

Tôi xin giới thiệu một bài thơ:

NGƯỜI XƯA PHỐ CỔ

vẫn trăm năm nữa thầm thì
bước chân phiêu lãng có về nữa không
rêu phong mờ ảo tấc lòng
em qua phố cổ tay bồng vai mang
tội tình một kiếp đa đoan
lá khô que củi man nan sầu đời
đợi gì một hạt mưa rơi
mà phương trời cũ vẫn nơi hẹn hò
 ngày qua hiu hắt trang thơ
đêm qua ngậm ngải bơ vơ chỗ nằm
người xưa đã quá xa xăm
phố xưa úp mặt khóc thầm cùng ai
ta về níu vạt áo dài
che đầu hát khúc thiên thai tạ đời.


                              (HOÀNG QUY)                                                             


PHƯƠNG-DUY TRƯƠNG DUY CƯỜNG
Cuối năm 2012




                                

          
                                 




                  SINH HOẠT ÂM NHẠC TẠI THÀNH PHỐ CỔ HỘI-AN
                  TRONGTHẾ KỶ XX

Bài viết của: PHƯƠNG-DUY TDC.

       Tôi sinh ra tại một thành phố nhỏ trên dãi đất chữ S của nước Việt Nam mà địa danh là một tên gọi theo tiếng ngoại quốc thật là kỳ lạ.
Người Pháp (thực dân) chỉ chọn đặt tên riêng cho hai thành phố của Việt Nam  là “Ville de Tourane” và “Ville de Faifo” để gọi nơi tôi sinh ra.  Cho đến gần cuối năm 1945, hai thành phố này mới được mang tên Việt: Tourane trở thành Thái Phiên, sau đổi thành Ðà Nẵng. Ville de Faifo đổi thành Hội An, rồi  xã phát triển Hội An, thị xã Hội An và nay mang tên thành phố Hội An thuộc tỉnh Quảng Nam .
Thập niên 1940’s, thành phố mang tên Tây Faifo được một nhạc sĩ người Việt gốc Hoa là La Hối (tên thật La Doãn Chánh) sinh năm 1920  thành lập HỘI HIẾU NHẠC THÀNH PHỐ FAIFO  đầu tiên mang tên La Société Philharmonique de Faifo, mà ông là Sáng Lập Viên kiêm  Hội Trưởng.
 Hội viên là các nhạc sĩ trẻ tại địa phương như Lê Trọng (tức Lê Trọng Nguyễn sau này), Dương Minh Ninh, Lan Ðài, Hồ Vân Thiết, Huỳnh Phụng, Dương Minh Hòa, Trương Ðình Quang, Vương Quốc Mỹ. . . còn nhiều vị nữa mà tôi không nhớ tên, đã sáng tác nhiều nhạc phẩm, đã in ấn và phổ biến rộng rãi trong thập niên 50's-70's tại Việt Nam.
Hàng tuần, các nhạc sĩ trong hội tổ chức những buổi hòa nhạc miễn phí để giúp vui bà con trong thành phố rất bé nhỏ này. Ban nhạc chỉ gồm có một piano, một accordéon,  hai violons, một saxophone, một clarinet, vài guitares, banjo, banjo alto, mandoline, contre-basse và dàn trống….” toàn cây nhà lá vườn” (một nhạc sĩ sử dụng 2 hay 3 nhạc cụ thay đổi để đỡ nhàm chán thính giả).
Nhạc khúc trình tấu mở đầu luôn luôn là nhạc phẩm LE PRINTEMPS ET LA JEUNESSE của nhạc trưởng LA HOY (xem như nhạc hiệu của ban nhạc) 
Vì trong ban nhạc, các nhạc công đang được nhạc sĩ LA HỐI hướng dẫn nhạc lý, hòa âm và sáng tác ca khúc cũng chưa có tác phẩm nào nên ban nhạc hòa tấu những nhạc phẩm tây phương thịnh hành thời đó như Beau Danube Bleu, One Day When We Were Young, Princesse Zardas, Serenata, Ave Maria, Serenade de Schubert, Come Back to Sorriento, Flots du Danube, Tango Chinois, cùng một số  nhạc Trung Hoa, Nhật bản thịnh hành… vân vân.
          Thời còn trẻ tôi rất thích đi nghe hòa tấu của các nhạc sĩ trong ban nhạc  của nhạc sĩ La Hối, sau đó tiếp tục nghe nhạc ở Saigon và Huế trong thập niên 50's - 60's.  Đa số những bản nhạc từ Tây phương như nhạc của gia đình Strauss, nhạc của Chopin, Schubert, Schuman. Mãi đến thập niên sau 1950’s mới nghe nhiều ca khúc gọi là Tân Nhạc Việt Nam (sau 1954 khi nhiều nhạc sĩ, ca sĩ từ ngoài Bắc di cư vào Nam).
Ðầu thập niên 1950’s đọc báo chí từ Hồng Kông gửi sang, tôi rất vui khi biết tin bản nhạc “Le Printemps Et La Jeunesse” của nhạc sĩ La Hoy được thính giả Hồng Kông yêu cầu nhiều nhất và số dĩa nhựa bán ra cho thính giả các nước Á Châu có Hoa Kiều trú ngụ tăng lên rất cao. Khi sáng tác, tác giả đặt tên nhạc khúc bằng tiếng Pháp mà lời ca được thi sĩ Diệp Truyền Hoa viết bằng tiếng Hoa, tên là Thanh Niên Dữ Xuân Thiên (về sau ông này làm giáo sư Hoa ngữ tại Đại Học Văn Khoa Sài Gòn). Nhờ nhạc có nét Tây Phương và lời bằng tiếng Trung Hoa, nên người Trung Hoa hiểu và thích.
         

     Năm 1946, đoàn ca vũ nhạc kịch Anh Vũ từ thủ đô Hà Nội đi lưu diễn các tỉnh miền Trung, Nam Việt Nam. Sau khi trình diễn tại Huế, đoàn trực chỉ Hội An. Mặc dù lúc đó Hội An đang bị mưa to gió lớn ngập lụt dâng cao quốc lộ số 1 từ Đà Nẵng vào Hội An.
       Đoàn Anh Vũ được sự giúp đỡ tận tình của nhạc sĩ Lê Trọng Nguyễn và một số thanh niên tại Hội An nên đoàn văn nghệ vẫn đến được Hội An để trình diễn vở kịch Tục Lụy của nhà văn Khái Hưng do nhạc sĩ Lưu Hữu Phước viết nhạc.
      Ông Võ Đức Diên là trưởng đoàn và trong đoàn có thi sĩ Thế Lữ (và vợ là Song Kim, một nữ kịch sĩ có tài), nhạc sĩ Văn Chung, nhạc sĩ Bùi Công Kỳ, nhạc sĩ Nguyễn Xuân Khoát và một số ca kịch sĩ nữa tháp tùng.
Khi đến thành phố Hội An, các nhạc sĩ đồng hành với nhạc sĩ Nguyễn Xuân Khoát muốn liên lạc với nhạc sĩ La Hối. Đến nơi mới biết La Hối không còn nữa.
Gia đình cố nhạc sĩ La Hối cho biết: “Ngày 1 tháng Tư, năm 1945, La Hối và 9 đồng chí bị Nhật bắt giam vài tháng trước đó, đã đem ra xử chém tại núi Phước Tường, gần phi trường Đà Nẵng và chôn chung một hố”. 
             La Hối (1920-1945) khi bị xử tử mới có hai mươi lăm tuổi. Ông đang yêu đời, yêu nước, và đang sáng tác một số tình ca và nhạc khúc hùng mạnh chống phát xít Nhật.
           Thi sĩ Thế Lữ xin phép gia đình họ La để đặt lời ca cho nhạc phẩm Le Printemps et la Jeunesse, thành lời ca tiếng Việt “Xuân và Tuổi Trẻ”


   
Nhạc sĩ Nguyễn Xuân Khoát soạn hòa âm, nhạc sĩ Văn Chung soạn vũ điệu, Thế Lữ đạo diễn.
           Thế là nhạc khúc Xuân Và Tuổi Trẻ của cố nhạc sĩ La Hối được cất cao giọng hát bằng tiếng Việt lần đầu tiên tại nhà hát Phan Hương trên đường Minh Hương, thị xã Hội An. Về sau chính trên khu đất này, một hý viện hiện đại 1200 chỗ ngồi do thân phụ tôi dựng lên để thay thế nhà hát cũ, đó là hý viện Phi Anh, khi tên đường đổi thành Phan Châu Trinh.
Nhờ có lời ca bằng tiếng Việt, nhạc khúc Xuân Và Tuổi Trẻ của La Hối được cộng đồng người Việt ưa thích nên đem phổ biến rộng rãi từ ngày ấy và chúng ta hát hiện nay mỗi khi xuân về cùng với Ly Rượu Mừng của nhạc sĩ Phạm Đình Chương.
Ðến cuối thập niên 1950’s nhạc phẩm Nắng Chiều của nhạc sĩ Lê Trọng Nguyễn lại được nhiều người Hoa và người Nhật thích nên họ tự động đặt lời ca bằng tiếng Hoa cho ca sĩ Kỷ Lộ Hà hát, tiếng Nhật cho ca sĩ Midori Satsuki hát.
Khi đến trình diễn tại Saigon và Đà Nẵng một vị đại diện ban tổ chức mới gặp đươc tác giả Nắng Chiều bèn xin phép được phổ biến các lời ca này.
Thời gian này, tôi dạy học cùng trường trung học Nguyễn Duy Hiệu tại Quảng Nam với nhạc sĩ Lê Trọng Nguyễn nên có dịp hỏi nhạc sĩ Lê Trọng Nguyễn về thù lao tác quyền. Anh Lê Trọng Nguyễn cười: “Chẳng có xu teng nào nhưng ‘moa’ vui vì họ phổ biến và thích nhạc của ‘moa’, như vậy là quý rồi!”
Tôi hỏi tiếp một câu nữa: “Anh Nguyễn có đọc và hiểu lời ca họ viết bằng Hoa Văn và Nhật Bổn Ngữ không?”
Anh Lê Trọng Nguyễn cười và nói: “Có ai thông dịch ra tiếng Việt đâu mà ‘moa’ hiểu. ‘Moa’ chỉ cần thính giả người biết tiếng Hoa, tiếng Nhật nghe, còn Nắng Chiều tiếng Việt hay Evening Sunshine thì đã có người hát và hiểu rồi!”
Được vui khi biết ca khúc Việt Nam mà được phổ biến ở ngoại quốc. Nhưng ca khúc bị hạn chế bởi lời ca. Nếu thính giả ngoại quốc không hiểu lời ca thì nhạc khúc cũng chẳng ai biết nếu không có giai điệu thật quyến rũ.
Vì thế nhạc sĩ Lê Trọng Nguyễn và tôi nghĩ đến nên sáng tác những nhạc khúc không lời để hy vọng phổ biến rộng rãi hơn.

II- GIỚI THIỆU VÀI NHẠC SĨ TIÊN PHONG TẠI ĐỊA PHƯƠNG


                        

                                                    Nhạc sĩ: LA HỐI ( 1920 - 1945 )

NHẠC SĨ LA HỐI (1920-1945)

Nhạc sĩ La Hối tên thật là La Doãn Chánh, sinh năm 1920 tại Faifoo (thành phố Hội An).
Ông là người Hoa gốc Quảng Đông (Trung Hoa).
Họ LA là một đại gia Hoa kiều đa số lập nghiệp trên đường Rue des Cantonais (Phố Quảng Đông), sau này đổi thành đường Nguyễn Thái Học, như nhà buôn La Thiên Thái, La Thoại Ba, La Thiên Hòa, La Ngọc Anh tại phố cổ Hội An và La Hoài, đường Gia Hội tại Huế.
Gia đình cha mẹ tôi sống cùng dãy phố bên cạnh các gia đình họ La đó.
Năm 1936-1938, La Hối vào Saigon để học tiếp văn hóa Trung  Hoa bậc Cao Trung và đồng thời trau dồi thêm âm nhạc cổ điển Tây phương và  sáng tác. Ông sử dụng thành thạo guitare, accordéon và piano.
Về lại địa phương ông thành lập Hội Hiếu Nhạc Hội An (La Société philharmonique de Faifoo) mà ông là hội trưởng sáng lập.
 Ông tiếp tục hướng dẫn các nhạc sĩ trẻ tại địa phương như Lê Trọng Nguyễn, Lan Đài, Dương Minh Ninh, Hồ Vân Thiết, Trương đình Quang... trong lĩnh vực hòa âm, sáng tác âm nhạc.
Theo nhiều người trong gia đình họ La cho biết, khi La Hối đi dạy nhạc, ông đã yêu một cô giáo dạy dương cầm. Tình yêu này đã thúc đẩy ông sáng tác một số tình khúc để riêng tặng người yêu. Và chỉ có người bạn gái này mới giữ đủ nhạc phẩm do La Hối sáng tác. Gia đình họ La chỉ biết và giữ một vài ca khúc của La Hối trong số này có nhạc phẩm Le Printemps et la Jeunesse (đầu đề bằng Pháp ngữ và một người bạn Hoa kiều họ Diệp đặt lời ca bằng Hoa ngữ Thanh Niên Dữ Xuân Thiên).
Riêng cô giáo dạy dương cầm, vì chiến tranh xảy ra từ sau 1945 đến 1975, nên gia đình họ La không còn nhớ tên và mất liên lạc với cô này để xin ghi chép lại các sáng tác âm nhạc của nhạc sĩ La Hối. Vì thế xem như tuyệt bản sau khi nhạc sĩ La Hối mất sớm (mới ngoài 25 tuổi).
Thập niên 40, quân đội Thiên Hoàng Nhật Bản với chủ trương Đại Đông Á đã xâm chiếm Trung Hoa, Triều Tiên, Việt Nam và một số quốc gia ở Đông Nam Á, La Hối là một thanh niên Trung Hoa yêu nước đã tham gia vào phong trào chống Phát Xít Nhật Bản. Ông là người đứng đầu một nhóm Hoa kiều tại Việt Nam theo Trùng Khánh (phe Thống Chế Tưởng Giới Thạch) trong Trung Hoa Quốc Dân Đảng. Đây là một đảng bộ lớn ở hải ngoại hoạt động tại Hội An và khắp Việt Nam. Hoạt động chống Nhật Bản tại địa phương có nhiệm vụ theo dõi tình hình điều quân, chính trị, văn hóa Nhật. Các đồng chí của ông kẽ biểu ngữ, in và phân phát truyền đơn chống Nhật Bản, phá hoại các nơi Nhật Bản đồn trú, phá kho lương thực, đầu độc các con ngựa chiến mà các sĩ quan Nhật Bản cưỡi để thị oai...
Theo một vài cựu đồng chí người Hoa tiết lộ, “nhạc sĩ La Hối đã dùng mấy notes nhạc trong phần dạo khúc mở đầu (introduction) của nhạc phẩm Thanh Niên Dữ Xuân Thiên: là là là là, là là là rê, là là là mí, là là lá fá, là là là sól, là là là lá sól mi đô là, sót mi rề làm mật khẩu liên lạc công tác.”
Hiến binh Nhật Bản đã theo dõi và phát hiện những hoạt động của phong trào chống Nhật này.
Và ngày 1 tháng Tư, năm 1945, La Hối và 9 đồng chí bị Nhật bắt giam vài tháng trước đó,gồm có: La Doãn Chánh (La Hối), Lâm Kiến Trung, Thái Văn Lễ, Tạ Phúc Khương, Lương Tinh Tiêu, Vương Thanh Tùng, Trình Duy Huấn, Trịnh Yến Xương, Lâm Bình Hoành và Kim Bính Bồi không ngờ bọn quân phiệt Nhật Bản độc ác đem ra xử chém tại núi Phước Tường, gần phi trường Đà Nẵng và chôn chung một hố.
Các nhạc phẩm mà nhạc sĩ LA HỐI đã sáng tác, người thân trong gia đình phải tẩu tán sợ liên lụy, hy vọng sau thời gian giam cầm ông được trả về  sẽ ghi lại nhưng nhạc sĩ La Hối đã hy sinh.
Vì thế không còn tìm thấy nhạc phẩm nào của ông trừ bản nhạc LE PRINTEMPS ET LA JEUNESSE và lời bằng Hoa ngữ THANH NIÊN DỮ XUÂN THIÊN do thi sĩ Diệp Truyền Hoa đặt lời ca thi sĩ còn cất giữ.
Sau khi Nhật Bản đầu hàng đồng minh, Ngũ bang Trung Hoa Lý Sự Hội ở Hội An cải táng 10 liệt sĩ Trung Hoa này tại nghĩa trang Thanh Minh (ngoại ô thành phố Hội An), lập Kỷ niệm đài để người dân địa phương không phân biệt Việt Nam hay Hoa kiều đến viếng mộ các chiến sĩ kháng Nhật.
Tổng Thống Trung Hoa Dân Quốc TƯỞNG GIỚI THẠCH truy tặng 10 Liệt Sĩ này bốn chữ “ DÂN TỘC CHÍNH KHÍ “ để tuyên dương sự hy sinh kháng Nhật.

Ca khúc Xuân và tuổi trẻ
Sáng tác: La-Hối
Trình bày: DUY-TRỰC 


       
 




                            
.NHẠC SI LÊ TRỌNG NGUYỄN (1926 – 2004)

Nhạc sĩ LÊ TRỌNG NGUYỄN sinh ngày 1 tháng 5 năm 1926 tại Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Ông qua đời ngày 9 tháng 1 năm 2004 tại Nam California.
Lúc còn trẻ, ông ra Hà Nội đi học, sau trở về Hội An được nhạc sĩ LA HỐI hướng dẫn nhạc lý, hòa âm căn bản, sau đó ông tự học nhạc qua các sách nhạc lý viết bằng tiếng Pháp tại các thư viện trong nước, cuối cùng ông ghi tên theo học hàm thụ âm nhạc cours Universelle tại Paris, Pháp trong nhiều năm. Ông là hội viên hội S.A.C.E.M (Société  des Auteurs, Compositeurs et Éditeurs de Musique) Hội những Tác giả, Nhạc sĩ sáng tác và Nhà Xuất bản Âm Nhạc  tại Pháp.
Ông là cựu giáo sư âm nhạc trường trung học Nguyễn Duy Hiệu tại Quảng Nam (1959-1962)
Một vài sáng tác âm nhạc của nhạc sĩ Lê Trọng Nguyễn (xếp theo A,B,C):

- BẾN GIANG ĐẦU (còn có tên NẮNG CHIỀU II)
- CÁNH NHẠN BAY QUA
- CHIỀU BÊN GIÁO ĐƯỜNG
- CHIM CHIỀU KHÔNG TỔ
- CUNG ĐIỆN BUỒN
- ĐỪNG QUÊN NHAU
- KHI BÓNG ĐÊM VỀ (còn có tên QUÁN NỬA KHUYA)
- LÁ RƠI BÊN THỀM
- LET’S COME CLOSER
- LỜI VIỆT NỮ
- MÀU TÍM HOÀNG HÔN
- NẮNG CHIỀU
- NGÀY MAI TRỜI LẠI SÁNG
- NGUYỆN CẦU
- NHÌN BIỂN BƠ VƠ
- NHỚ THU HÀ NỘI
- SAO ĐÊM
- SÓNG NƯỚC VIỄN PHƯƠNG
- THUYỀN LÃNG TỬ
- TÌM NƠI EM
- TRĂNG LẠI SÁNG
- QUÁN BÊN ĐƯỜNG
 Vân vân…
Ông cũng đã viết một số nhạc không lời (musique sans parole)…và một vài bản thảo sách dạy âm nhạc và sáng tác ca khúc.



    


Ca khúc Quán bên đường video clip


                             



                                

                                                      Nhạc sĩ: Dương-Minh-Ninh

NHẠC SĨ DƯƠNG MINH NINH

Nhạc sĩ DƯƠNG MINH NINH sinh tại Hội An
Nhạc phẩm đã in ấn (Nhà xuất bản TINH HOA)
 - GẤM VÀNG
- ĐƯỜNG CHIỀU
- TỰ TÚC
- TRAI ĐẤT VIỆT
Vân vân…


             



NHẠC SĨ LAN ĐÀI (1926  -1982 )

Nhạc sĩ LAN ĐÀI tên thật là NGUYỄN KIM ĐÀI sinh năm 1926 tại HỘI-AN, QUẢNG-NAM.
Ông qua đời tháng 3 năm 1982 tại Long-Hương, Bà-Rịa.Mộ phần an tang tại Nghĩa trang giáo xứ Long Hương, Bà Rịa.
Trong những năm 1946-47 khi Việt Minh  kháng chiến chống Pháp, Lan Đài bị kẹt ở vùng chiến khu Nam Ngãi Bình Phú nên phải tham gia hoạt động văn nghệ ở Liên khu V cùng với các nhạc sĩ đồng cảnh ngộ như Lê Trọng Nguyễn, Phan huỳnh Điểu, Trương Đình Quang…, sau đó bị Việt Minh theo dõi vì nghi ngờ ông thuộc thành phần có hoc, tiểu tư sản đang có ý định “dinh tê” trốn về “thành”như một số văn nghệ sĩ nên bắt ông bỏ tù, giam tại nhà lao Tiên Hội, một trong những nhà lao giam giữ khắc nghiệt nhất thời bấy giờ thuộc vùng Tiên Phước, Quảng-Nam. Nhưng may mắn cho ông, ông được phóng thích năm 1954 sau khi có hiệp định đình chiến Genève ký kết.
Ông trở về sinh sống ở vùng  do chính phủ Sài Gòn kiểm soát.
Năm 1955 ông làm giáo sư dạy âm nhạc tại trường trung học Nguyễn Bỉnh Khiêm, Phan Rang.
Năm 1956, làm giáo sư dạy âm nhạc tại Trường Trung hoc Kiểu mẫu Thủ Đức.
Năm 1957 làm việc tại Bộ Thông Tin, Saigon.
Từ năm 1959 trở về sau ông mở lớp dạy nhạc ở Saigon, viết sách dạy nhạc (chuyên về Tây Ban cầm), sách dạy sáng tác nhạc.
Ông sáng tác nhiều ca khúc, cho in ấn và phổ biến rộng rãi như:
 -CHIỀU THƯƠNG NHỚ (phổ thơ Hoàng Hương Trang),
 -NUỐI TIẾC,
-ĐÔI TAY NGỌC NỮ,
-CÂU CHUYỆN TÂM TÌNH,
 -QUÁN CHIỀU,
-TÌM VỀ,
-NỤ CƯỜI TÁI NGỘ,
-TÀ ÁO TRINH NGUYÊN,
-NÓI ĐI EM,
-SAO VẪN CÒN THƯƠNG,
-EM LÀ TẤT CẢ (viết chung với MẠNH PHÁT),
-TÀ ÁO TÍM (viết chung với MẠNH PHÁT),
-XẾP ÁO THƯ SINH ( với ĐẰNG VÂN),
-NHẠC RU TUỔI HỒNG (tuyển tập nhạc viết chung với NGUYỄN HIỀN, ANH VIỆT, HOÀNG NGUYÊN, LÊ TRỌNG NGUYỄN),
-NHẠC XANH ( tập nhạc viết chung với Y VÂN).
vân vân…
Ông chọn nghề giáo sư dạy âm nhạc nên đã viết nhiều sách dạy nhạc đã xuất bản:
Tự học TÂY BAN CẦM theo phương pháp cấp tốc: SƠ CẤP, TRUNG CẤP.
Tự học TÂY BAN CẦM (nhạc khiêu vũ, nhạc Jazz)
Tự học HẠ UY CẦM (guitare hawaienne) HẠ BĂNG CẦM (Banjo alto)
Tự học ĐẠI HỒ CẦM (contre basse)
NGHỆ THUẬT ĐỘC TẤU TÂY BAN CẦM
Tự học UKULELE (viết chung với LÊ TRỌNG NGUYỄN)
Tự học KHIÊU VŨ
Tự học KHẨU CẦM (harmonica) (dị chuyển và đồng chuyển) ( viết chung với ĐẰNG VÂN)
ĐỂ SÁNG TÁC MỘT BẢN NHẠC PHỔ THÔNG
KỸ THUẬT HÒA ÂM
HÒA ĐIỆU SƠ CẤP
HÒA ĐIỆU TỔNG QUÁT
NHẠC LÝ CĂN BẢN
Tự học TÂY BAN CẦM ĐIỆN, TBC ĐIỆN TRẦM
TỰ ĐIỂN TÂY BAN CẦM (2000 THẾ BẤM)
Tự học MĂNG CẦM (MANDOLINE) và BĂNG CẦM (BANJOLINE)
Khi nhạc sĩ LA HỐI thành lập HỘI HIẾU NHẠC FAIFO (LA PHILHARMONIQUE DE FAIFO ) vào đầu thập niên 1940’s nhạc sĩ LAN ĐÀI đã cùng nhiều nhạc sĩ trẻ tại đia phương như LÊ TRỌNG (tức LÊ TRỌNG NGUYỄN sau này), DƯƠNG MINH NINH, DƯƠNG MINH HÒA, HỒ VÂN THIẾT, TRƯƠNG ĐÌNH QUANG, HUỲNH SỎ, HUỲNH PHỤNG, HUỲNH ĐỒNG, HUỲNH CẦM, HOÀNG TÚ MỸ, LA GIA QUẢNG,…cùng tham gia và hoạt động âm nhạc tại thành phố FAIFO nhỏ bé này dưới sự hướng dẫn nhạc lý, hòa tấu và sáng tác ca khúc của sáng lập viên kiêm hội trưởng nhạc sĩ LA HỐI (LA DOÃN CHÁNH).
Nhạc sĩ LAN ĐÀI lập gia đình với ca sĩ DIỄM HỒNG (Vũ thị Hồng Lê) có 3 người con, một gái, hai trai hiện định cư tại AUSTRALIA

NHAC SĨ TRƯƠNG DUY CƯỜNG

Ông sinh ngày 26 tháng 11 năm Bính Tý ( 8 Janvier 1937) tại ville de FAIFO (thành phố Hội-An)
Năm 1954 ông ghi danh theo học hàm thụ âm nhạc, hòa âm và sáng tác ca khúc ở lớp dạy âm nhạc  cours Universelle” (Paris, France) sau đó ông bắt đầu viết một vài ca khúc ngắn như :
-Mùa Hoa Phượng Vỹ (1956),
-Men Nhạc Chiều (1956),
-Ép Hoa Giữ Làm Tin (1956),
-Sài-Giang Dạ Khúc (1956),
-Đêm Trăng Trên Sông Sài (1956),
- Lưu Luyến (1957),
-Vũ Khúc Ngày Xanh (1957),
-Niềm Tin Bất Diệt (1957: được giải thưởng khuyến khích âm nhạc Saigon 1958),
-Thanh Niên Cộng Hòa Việt Nam Hành Khúc (1958: được giải thưởng khuyến khích âm nhạc Saigon 1959),
-Hè Đồng Quê (1958),
-Người Mẹ Học Đường (1959),
-Tình Tháng Năm (1959),
-Cành Hoa Sim (1959),
 -Mừng Ngày Tươi Sáng (1959),
-Em Vẫn Đợi Ngày Về Của Anh (1962)  
Các nhạc phẩm trên đã được Nhà xuất bản TINH HOA MIỀN NAM (SAIGON) của nhạc sĩ LÊ MỘNG BẢO phát hành và các ban nhạc Vô Tuyến Việt Nam như Võ Đức Thu, Vũ văn Tuynh …. nhiều lần trình bày trên làn sóng điện đài phát thanh Saigon, Quân Đội, Huế (từ 1957-1975).
 Ông là hội viên HỘI VĂN NGHỆ SĨ (trước 1975).
Cựu giáo sư trung học Nguyễn Duy Hiệu, Phạm Hồng Thái và Trần Quý Cáp (Quảng-Nam).
Ngoài những ca khúc, ông cũng viết vài nhạc khúc ngắn không lời…dùng những notes nhạc ghi những suites de valses, sérénades…khi theo học các cours nhạc hàm thụ bên Paris, Pháp, nhưng ông tự cảm thấy vẫn chưa tới đâu nên không tiếp tục sáng tác nữa.

KẾT LUẬN:

Tôi muốn ghi lại  sinh hoạt âm nhạc khởi đầu tại thành phố tôi đã được sinh ra ville de FAIFO từ đầu thập niên 40’s của thế kỷ XX, khi nền “nhạc mới” (còn gọi tân nhạc, nhạc cải cách…) Việt Nam mới hình thành những bước chập chững đầu tiên, tuy vậy đã có những sáng tác của hai nhạc sĩ là LA HỐI và LÊ TRỌNG NGUYỄN được giới âm nhạc ngoại quốc phổ biến rộng rãi như một hãnh diện chung của nền âm nhạc Việt-Nam chúng ta.

©PHƯƠNG-DUY TRƯƠNG  DUY CƯỜNG
San Jose những ngày cuối năm Nhâm Thìn 2012




Nhà thơ: HOÀNG-QUY
   
Vài nét về nhà thơ HOÀNG-QUY:
Hoàng Quy sinh năm 1939 (kỷ mão) quê Đại Bình, ngôi làng nhỏ nằm bên tả ngạn sông Thu Bồn nổi tiếng bốn mùa cây trái. Thơ anh, thơ của người xa xứ (anh hiện sống ở Cần Thơ), thoảng có tiếng vó ngựa mang nỗi sầu ly biệt của khách hành phương Nam một thuở. Khi thì đau đáu một “lưng đèo quán gió, chiều không, quán chiều nơi cố quận, mong một mùa “sầu riêng đã chín đong đưa nhớ người. Lúc lại liêu xiêu “trôi theo dòng phù sa bát ngát cùng với điệu hát “Lý qua cầu nơi đất khách




                                                                         
                                                                                           
                                                                                       Nhà thơ: HOÀNG-QUY
                     TRƯA HOANG                    


 Buổi trưa. Ngồi trên lưng  đèo Le,gió rì rào qua rừng cây bạt ngàn,tiếng suối reo như dòng thời gian chảy dài vô tận. Vài vạt nắng vàng hanh như những tấm thảm di động phía bên kia bờ rừng. Trời đã trưa hoang. Tựa vào vách đá,nhắm mắt lại,nghe dòng sông thời gian lang thang trong nỗi cô đơn tĩnh lặng. Tôi sẽ phải chia sẻ ý niệm thời gian giữa buổi trưa hoang tĩnh mịch trên lưng đèo này như Đình Quân mơ giấc mơ trưa sao? “Quê nhà đi giấc trưa hoang”. Thời gian dường như đã trở thành hệ lụy của quá khứ - hiện tại và tương lai … Mộtbuổi trưa quá ngọ,đã như là … Trưa hoang không hề đánh dấu một khoảnh khắc của vạt nắng hanh vàng ngoài ngõ vắng. Một buổi trưa quá ngọ như chờ đợi ngọn gió mát thổi qua cánh rừng lau tĩnh mịch. Nó như nỗi cô đơn khôn cùng của kiếp phù sinh. Hàng chục nghìn năm qua,nỗi buồn quạnh quẽ ấy cứ chìm khuất trong tâm tưởng con người,tưởng chừng như vô cớ. Thời gian – trưa hoang ấy,không phải nó chia cắt theo giờ đồng hồ thiên niên kỷ,cũng không thể dừng lại trên dòng sông khái niệm về thời gian;mà nó là niềm cảm xúc chìm sâu trong tâm thức và nỗi hang tàn trên sa mạc của khổ đau. Và đấy cũng là phần của cuộc sống. Một Tý ư dương sanh,một trưa hoang quá Ngọ,thời gian khắc của động và tĩnh chu toàn trong một quá trình tiến hóa của ngày và đêm mà bao đời qua đã để lại trong tư tửng của loài người một ước lệ gần như khó vượt qua sự rang buộc của chính thời gian.
        Nhưng trưa hoang là khoảng trống mênh mông chứ không hề định vị của một thời khắc. Nó vượt ra ngoài nỗi khổ đau của thời gian như là …mà thân phận của con người đã chìm sâu trong dòng sông thời gian chia cắt. Thực ra nỗi cô đơn ấy đã chảy suốt trong dòng hư ảo của tâm thức,nó thuộc về ký ức co giãn,mà nó cũng ẩn tàng trong vô thức,giấu mình dưới lố sương mờ bao phủ của tâm trí. Lúc nào nó cũng sẵn sàng chờ đợi để trở thành… ,để như là những làn song lan tỏa,như ngọn gió trưa lang thang ngoài bờ tre mang theo chút nắng hanh vàng ngoài bãi vắng. Lúc ấy, trưa hoang.
        Tôi xa quê nhà đã lâu. Dường như chỉ mới đây thôi. Ngày hôm qua. Trưa hôm ấy. Ở khoảng không gian nào đó tôi cũng nghe mùi hương quá ngọ trưa hoang. Ngã mình trên chiếc võng đong đưa trong vườn nhãn Bạc Liêu trưa hoang thoang thoảng thơm mùi hương tóc…  và lặng chút buồn thoáng đi qua mà đã một đời tôi không hề nói hết. Trưa hoang ngoài Bãi Rạn,đôi mắt người xưa như hồi quang,như xuyên quang,như thấu quang không không gian,không thời gian,mãi đọng trên ngọn Tiên Sa cơn gió trưa hoang trễ tràng thổi suốt tháng năm dài …Và ở một nơi,quá ngọ một tau cau rơi vỡ giấc mơ trưa,xa xăm đến thế: “Tàu cau rơi vỡ xa xăm”(Giấc mơ trưa – Đình Quân). Cõi hư ảo ấy chìm sâu trong mỗi tấm lòng mà thời gian đã nhộm tím quá khứ lưu tồn,chuyển dịch như một dòng chảy không khởi đầu mà cũng không kết thúc. Phải chăng đấy là ý nghĩa phi thời gian của siêu tâm thức,mở ra cho những cuộc tao phùng. Phải chăng chúng ta đang luẩn quẩn trong quá khứ chồng chất những hình ảnh,phiêu diêu trong những âm thanh,những khổ đau kéo lê thê trong chuỗi thời gian bất tận,và hữu hạn của một đời người chìm nỗi bất an. Dù quá khứ có thăng hoa,nó vẫn là nỗi ám ảnh thường trực,chồng chất như những cơn bão của thời gian cuốn đi và để lại: “Có một thuở trưa buồn biết mấy,nắng đầy trưa,trưa tự bao giờ” Không ai níu lại được thời gian,vì trưa hoang mênh mông quá,cảm giác bao la ấy vượt ra khỏi lớp ngôn từ. Chính đó là sự sống trong trạng thái sáng tạo,không có yếu tố của thời gian hạn hẹp,nó vô lượng bất khả tri kiến. Trưa hoang.
                                           
                                                                              Hoàng-Quy

                                           Bút ký TRỞ VỀ ĐẠI BÌNH


Nhà thơ: Thu-Nguyệt


             thơ:     


 

                           
               Nhà thơ: Thu Nguyệt

                       XUÂN VÔ THƯỜNG 

                                                                Trương Thị Thu Nguyệt


                                                                     Chấp tay ngồi giữa thiền trường
                                                                     Xuân lâng lâng cõi vô thường là đây

                                                Phiêu phiêu giữa chốn gió mây
Ngã là vô ngã đó đây bềnh bồng
Nơi đâu là chốn bụi hồng
Sắc hương gửi lại bạc đồng phù vân
Chẳng còn mang nghiệp vào thân
Buông tay một kiếp kỳ lân phượng hoàng

                             Phù dung sớm nỡ tối tàn
                             Thủy chung son sắc đá vàng lửa rơm
                             Dẫu cho áo mũ danh thơm
                             Cũng là giá áo túi cơm đấy mà
                             Tấm thân gấm vóc lụa là
                             Trăm năm một phút thành ma muôn ngày
                             Trắng tay rồi vẫn trắng tay
                             Tự mình giải nghiệp ai thay cho mình
                                           Đà nẵng, mồng 3 tết Đinh hợi




                                                        Một thời để nhớ
                                          
                                                                 A i cũng có một thời để nhớ
                                                                  Để yêu thương xao động thẩn thờ
                                                                  Để đợi chờ nuối tiếc bâng quơ
                                                                  Nhiều kỷ niệm gắn mái trường thơ ấu
                                                 Thời con gái quả tim non lay động
                                                                  Gió đầu đời xao động biển tình yêu




                           Biển muốn nhiều nhưng gió chẳng bao nhiêu
                               Biển vô tình phủ sóng buồn phố cổ


                 Rồi từ đó Phố Hoài cô gái nhỏ
                     Đã ra đi chẳng thấy hẹn ngày về
                     Gió phố cổ lang thang tìm bạn cũ
                     Vẫn vơ buồn quyện nhớ bóng hình ai


                Người con gái năm xưa thành thiếu phụ
                     Chuyến viễn du thăm lại mái trường xưa
                                                                  Hoa phượng ấy vẫn nguyên màu tươi thắm
                                                                  Như tim ai rướm rướm máu vì nàng


                                                     Vô tình quá bàn tay người năm cũ
                                                                 Lại một lần bẻ phải cánh phượng đau
                                                                 Hoa lã tã rơi đầy sân trường cũ
                                                                 Gió cuốn đi gieo nỗi nhớ vào lòng./.
                            
                                                                                       Thu Nguyệt T.Q.C.H-A
                                   

Hãy hát cùng ta
Sáng tác và trình bày: DUY-TRỰC
Phổ thơ: Thu-Nguyệt
                                                         

Bến xuân:


                                  

                                                 



Lợi ích của đi bộ  
Tục ngữ có câu : "Người già đôi chân già trước", giữ đôi chân tốt chính là mấu chốt phòng bệnh để kéo dài tuổi thọ. Các chuyên gia nghiên cứu phương pháp tự chữa bệnh cho rằng : 
 
Trên đôi bàn chân có rất nhiều đầu mối thần kinh liên quan đến các tạng phủ. Cho nên dùng tay để chà xát, xoa bóp rất có lợi cho sức khoẻ. Thí dụ :

-Mu ngón chân út có liên quan đến bàng quang, xát ngón chân út có thể chữa được chứng bí đái, đái són, đái buốt 
 
-Mu ngón chân thứ hai có liên quan đến dạ dày, xát ngón 2 có thể chữa được chứng chướng bụng, đầy hơi, ợ chua.
 
-Ngón chân cái có liên quan đến gan, tì, lòng bàn chân có liên quan đến thận. 
 
-Xát gan bàn chân có thể chữa được lưng đau, mỏi, ù tai, nghễnh ngãng. 
-Ngón thứ tư có liên quan đến gan, xát ngón này có thể chữa được táo bón, lưng vai đau mỏi ... 
 
Thường xuyên xát gan bàn chân không những làm tăng lưu lượng máu, tăng tính đàn hồi thành mạch máu, mà còn kích thích não bộ trị được chứng nhức đầu, hoa mắt, mất ngủ, mộng mị ... Người già thường xuyên xát chân còn phòng được chứng tê bì, chân tay giá lạnh. 
 
Phương pháp xát chân cụ thể :  
Trước tiên ngâm chân vào nước nóng 15 phút, lau sạch.. 
Ngồi trên giường hoặc ghế, chân nọ gác lên đầu gối chân kia, một tay xoa gan bàn chân, một tay xoa mu bàn chân, xát đi, xát lại khoảng 200 lần là vừa. Đổi chân cũng làm như trên. Xát cho đến khi nóng, người cảm thấy khoan khoái, dễ chịu là được. Mỗi ngày làm 2 lần vào buổi sáng và tối.
 
 
Lợi ích của đi bộ 
 

Đi bộ mỗi ngày 30 phút sẽ đem lại cho bạn những tác dụng không ngờ đối với sức khoẻ thể chất và tinh thần. 
 
1. Tốt cho tim  
Một nghiên cứu gần đây đưa ra kết luận, nếu đi bộ nhanh 30 phút mỗi ngày sẽ làm giảm nguy cơ phát triển hội chứng chuyển hoá (metabolic syndrome)- một nhóm các triệu chứng ban đầu dẫn đến nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, tiểu đường, và đột qụy. Theo thống kê tại Mỹ, có khoảng 24 triệu phụ nữ nước này mắc hội chứng chuyển hoá. Không có thời gian để đi bộ nửa giờ mỗi ngày ư ? Một nghiên cứu ở Anh cho thấy rằng, hoạt động thường xuyên (Kết hợp đi bộ và đi xe đạp) đồng nghĩa với việc giảm 11 % nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, đặc biệt là đối với phụ nữ. 
 
2. Loại bỏ nguy cơ mắc ung thư vú  
Đi bộ chỉ cần vài giờ mỗi tuần có ý nghĩa đặc biệt trong việc giảm nguy cơ mắc ung thư vú, (theo công bố trên tờ tạp chí của hội y học Mỹ). Đồng thời đi bộ làm giảm béo, tăng khả năng sản sinhestrogen. Kết quả của nghiên cứu trên 74.000 phụ nữ ở tuổi mãn kinh (50-79 tuổi) với những người có thể trạng bình thường, nguy cơ mắc ung thư vú giảm đi 30 %, còn những người thừa cân thì chỉ giảm từ 10-20 %. Nghiên cứu trên phụ nữ trẻ hơn cũng đưa đến kết quả tương tự. 
 
3. Giúp ngủ ngon hơn  
Đi bộ nhanh vào buổi chiều giúp bạn có được một giấc ngủ ngon hơn (Theo lời khuyên của tổ chức Giấc ngủ Quốc tế). Hơn nữa, nhiều ý kiến còn cho rằng, đi bộ làm tăng lượng hormone serotonin giúp cho bạn được thư giãn … Tuy nhiên bạn đừng nên đi bộ 2 giờ trước khi ngủ vì nó quá muộn để cơ thể nghỉ ngơi trở lại.  
4. Làm giảm sự đau nhức cơ thể 
 
Hãy đi bộ và bạn sẽ giảm sự đau nhức cơ thể (Đó là lời khuyên của các nhà khoa học, Đặc biệt là môn đi bộ nhanh (Chiwalking- một ý tưởng kết hợp Thái cực quyền, Yoga và Pilates- một môn thể dục mềm dẻo). Nó giống như việc đi bộ thường xuyên nhưng bởi vì bạn thư giãn có ý thức, nó làm cơ thể bạn trở nên cân bằng bao gồm việc vận động cánh tay, làm cho chân không bị stress như khi đi bộ. Kết quả làm giảm đi sự đau nhức. Môn Chiwalking hiện ngày một phổ biến ở Mỹ.  
5. Nó làm cho bạn hạnh phúc  
Đi bộ có thể làm cho bạn giảm bớt sự buồn chán, lo âu và stress, đó là một hiệu quả mà ít ai ngờ tới. Chỉ cần 30 phút đi bộ sẽ khiến cho tâm trạng của bạn trở nên khá hơn. theo nhà nghiên cứu thuộc trường đại học Texas - Mỹ). Bỏ ra 90 phút đi bộ 5 lần mỗi tuần là bạn sẽ có được tâm trạng tốt nhất (nghiên cứu của đại học Temple). Một giải thích được đưa ra : Đi bộ giúp cơ thể sản sinh ra endorphin, một hoá chất làm cải thiện tâm trạng tạo cho bạn cảm giác lạc quan, yêu đời hơn.  
6. Giúp làm giảm bớt trọng lượng của cơ thể 
Đi bộ 30 phút mỗi ngày có thể tránh sự tăng cân ở hầu hết những người ít hoạt động tự nhiên. Mặt khác, nếu phụ nữ đi bộ một giờ mỗi ngày và năm lần trong một tuần sẽ tiêu hao 1.500 calo mỗi ngày và giảm khoảng 11 kg cân nặng bị thừa mỗi năm. Việc đi bộ có thể kiểm soát trọng lượng cơ thể của bạn. 


 7. Duy trì trí nhớ cho người cao tuổi 
 
Một vài nghiên cứu trên nhóm người cao tuổi chỉ ra rằng đi bộ thậm chí chỉ cần 45 phút mỗi tuần sẽ giúp tránh được bệnh Alzheimer. Đi dạo hoặc tản bộ thông thường cũng đồng nghĩa với việc trí não được luyện tập và trở nên minh mẫn hơn ở tầng lớp người cao tuổi.  

8. Bảo vệ xương của bạn  

Chỉ cần 30 phút đi bộ 3 lần mỗi tuần là cách tuyệt vời để bảo vệ và rèn luyện cho xương của bạn. Giống như một bài tập, khi đi bộ sẽ đòi hỏi người phải sử dụng 95 % hệ cơ, thực tế quá trình này giúp thúc đẩy và khiến cho xương của bạn trở nên khoẻ mạnh và rắn chắc hơn./.

 Nhà báo - Nhà văn TRẦN TRUNG SÁNG




 Ra mắt tác phẩm Nữ Hoàng Nhạc Twist tại Đà Nẵng



                                     






















   Hành khúc trường Trần Quí Cáp Hội An (Video)

               



Nhà biên khảo: Thy Hảo TRƯƠNG-DUY-HY

                          

               
Thy Hảo Trương Duy Hy tên thật là Trương Duy Hy, sinh năm 1936, tại làng Minh Hương, Hội An. Tác phẩm đã xuất bản “Tú Quỳ danh sĩ Quảng Nam” (Nxb Đà Nẵng 1993); “Khoa bảng Quảng Nam dưới thời nhà Nguyễn 1601 - 1919” do Nxb Đà Nẵng ấn hành (Nxb Văn nghệ tái bản, 2007); “Danh xưng tôn quý của sĩ tử Quảng Nam dưới thời Nho học” do Nxb Văn học ấn hành (2004); “Nữ sĩ Huỳnh Thị Bảo Hòa - Người phụ nữ Việt Nam đầu tiên viết tiểu thuyết bằng chữ Quốc ngữ và xuất bản” do Nxb Văn học ấn hành 2003 (Nxb Đà Nẵng tái bản, 2010)...
Với hai công trình về Tú Quỳ và Huỳnh Thị Bảo Hòa, Thy Hảo Trương Duy Hy từng được đánh giá “Một hiện tượng đặc thù trong giới nghiên cứu nhân vật lịch sử Quảng Nam - Đà Nẵng”.











 








       


   




                                                
     Trên đường đi tim Tú Quỳ




 
Tiến sĩ khoa học: Trương-Đình-Hiển (Trương-Duy-Hiển)







     


























Phim tài liệu 2011

 Người mở đường ra biển lớn


       

     


 Nhà thơ NGUYÊN-HỬU  Nguyễn Hửu Toản





1) Tiêu sữ tác giả Nguyên-Hữu:

Sơ lược tác giả Nguyên Hữu
  • Nguyên Hữu tên thật là Nguyễn Hữu Toản.
  • Sinh năm 1939 tại Đông Lâm, xã Đại Quang huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam.
  • Thường trú tại 24A Phù Đổng Thiên Vương, phường 8, thành phố Đà Lạt, Lâm Đồng.
Điện thoại nhà: 0633-824200 Di động: 0945123188













 

                           VÀI LỜI GIỚI THIỆU
                           VỀ MẢNH ĐỜI 4 CỦA NGUYÊN HỬU
 
   Tôi quen anh Nguyên Hửu đã lâu. Để chứng kiến hơn 30 năm kể từ khi chúng tôi cùng công tác và giảng dạy tại trường trung học Nguyễn Du Đà Lạt. Anh Nguyên Hửu lớn hơn tôi đúng một giáp. Tuy chênh lệch về tuổi tác khá cao, nhưng anh và tôi lúc ấy rất gần nhau vì cả hai đều cùng dạy môn Văn. Tôi lại thích giọng nói có âm vang, tính tình nghiêm nghị và phong cách hoạt bát của anh. Trường có anh làm giáo viên phụ trách kỷ luật là tập thể sư phạm yên tâm, vì chỉ cần thấy thầy Nguyên Hửu từ xa, đám học trò hiếu động và huyên náo như bầy ong vỡ tổ, đã khép nép im lặng hàng lối đâu vào đó. Chơi với bạn bè rất thân thiện nhưng đôi lúc anh tỏ ra bộc trực, nóng nảy. Nói chuyện với anh người ngoài đi ngang mới nghe tưởng như cãi lộn.
    Vì thế cho nên, sau khi rời trường vắng bóng  một thời gian dài không gặp nhau, tôi rất đổi ngạc nhiên khi anh tặng cho tôi ba tập thơ Mảnh đời dày cộp với gần ngót nghét 100 bài thơ. Không ngờ một con người sôi động như anh lại có một tình thơ dạt dào đến vậy. Đằng sau một tính cách cứng cỏi , tôi thú vị phát hiện một tâm hồn đa cảm đến đa đoan. Như con tằm cần mẫn, anh âm thầm nhả tơ giữa biết bao bộn bề lo toan của cuộc sống đời thường ngày càng khó khăn khiến hầu hết chúng ta mất dần hết cảm hứng sáng tạo. Tất nhiên trong văn nghệ nhất là với thơ – số lượng không bao giờ đồng nghĩa với chất lượng, nhiều chưa chắc đã hay. Nhưng số lượng 96 bài thơ của 3 tập trước, cộng với hơn 40 bài trong tập 4 này. Trước hết đã thể hiện một thái độ lao động nghệ thuật miệt mài đáng khâm phục của anh.
     Người ta sống thường ít quan tâm tới quá khứ, trân trọng quí nó lại càng ít hơn. Không phải người ta vô tình với quá khứ, chỉ vì người ta quá đa tình, hăm hở với những điều sẽ đến đó thôi. Tôi cũng vậy, tôi chú ý đến tương lai nhiều hơn những điều đã trỡ thành quá vãng. Anh Nguyên Hửu lại khác. Anh là người của muôn năm cũ.
    Như tên của toàn tập thơ Mảnh đời, những bài thơ trong ba tập trước và các bài thơ trong tập này đều là những trang đời, ghi dấu ấn những tháng năm trong những chặng đường đời anh đã đi qua. Khác với đời tôi lãng đãng mây trôi đi quên về nhớ, những chặng đường đời đã qua của Nguyên Hửu được anh nâng niu, trân trọng đánh dấu bằng những trang thơ nóng hổi hương vị cuộc sống và rõ ràng hai màu đỏ trắng, đều đặn và vững vàng như những cột mốc cây số bên vệ đường suốt lộ trình “một cõi đi về”.
      Có thể xem Mảnh đời là tập nhật ký bằng thơ của Nguyên Hửu. Có thể thôi…
       Nói “có thể thôi” tại vì Mảnh đời tuy bài nào cũng ghi rõ tháng năm sáng tác, thậm chí còn ghi ngày, đêm, kèm địa danh cụ thể nữa: viết đầy đủ về tình ( Tình học sinh, Chuyện tình đời tôi. Một chút tình xuân ), về cảnh ( Nét đẹp quê tôi, về lại Phong Điền Đà Lạt chuyển mùa), cả về những thú vui tao nhã ( Thú chơi Đô mi nô. Cái thú đi câu, đá bóng) nhưng chủ yếu vẫn viết về người, chính xác hơn là tình người.
       Xuất hiện trong mảnh đời 4 nhiều hình ảnh những người mẹ, người vợ, người chị, người em, người cháu, người bạn, người con gái K’Ho, thằng mặt chuột… nhưing đậm đặc nhất vẫn là chân dung người mẹ trăm tuổi quá đổi thân thương của tác giả:
                                       Mẹ nằm đó con đau xé ruột

                  Bao đêm dài ngồi suốt bên giường

                  Mẹ già trông thật thảm thương

                  Tấm thân gầy rộp, còn xương da mồi!...

                          ( Trích điếu văn khóc mẹ)
Nguyên Hửu tuy miêu tả mẹ mình bằng những hình ảnh thơ rất đổi cũ kỹ, quen thuộc:
                Mẹ là cây đa đầu làng, là giêngs nước trong

                Mẹ là khe, suôi, dòng song

                Một đời ta tắm mát!...
                                             (Mẹ)
Những thể hiện tình cảm đối với mẹ lại trong sáng, ngây thơ, tạo nên cảm xúc khác lạ qua hình ảnh ngôi sao rơi:
Sao rơi, triệu cánh sao rơi !

Ngôi nào sao mẹ, con thời nhặt lên

Để cho mẹ được sống thêm

Để cho con trẻ được đeo bông hồng
                                      ( Vài lời kinh dâng mẹ )
   Một người đã luống tuổi viết về mẹ mình  với những cảm xúc dung dị hồn nhiên và trong sáng của một tâm hồn trẻ thơ như vậy quả là hiếm thấy.
      Nếu càng nghiêm khắc với bản thân mình bao nhiêu
                      Tuổi thơ xa tít trời mây

                      Chôn bao kỷ niệm, đong đầy buồn vui…

                      … Tuổi già nhìn trẻ trưởng thành

                      Thấy mình lạc hậu, cũng đành thế thôi…
                                                        ( Tự trào )
          Càng kính yêu mẹ, tin yêu những người thân thích và bạn bè bao nhiêu:
                      Nếu không có Em trái đất sẽ ngừng quay

                      Và vũ trụ này sẽ không tồn tại…
                                             ( Em là ai và Anh là ai ?)
                      Ta với bạn quen nhau

                      Thời gian chẳng bao lâu

                       Chỉ bài thơ giao cảm

                       Đã trở nên thân nhau
                                  ( Đồng cảm )
Thì Nguyên Hửu càng căm ghét những kẻ cơ hội, tráo trỡ, xấu xa bấy nhiêu:
                       …Hắn bắt cá theo loại theo mùa

                       Tài phát hiện và tài cắm câu

                       Không ai trên đời bằng hắn
                               ( Thằng mặt chuột )
  Người đọc sẽ thấy rõ hai điều trong tập thơ Mảnh đời 4
  Điều đầu tiên về nội dung là tình cảm yêu ghét của Nguyên Hửu thể hiện rạch ròi đứt khoát và biệt phân như đã trình bày ở trên
  Đó là một tấm lòng chân chính.
  Điều thứ hai về nghệ thuật và tính ký sự của ngôn ngữ thơ.
    Vì là một tập nhật ký thơ, mỗi trang thơ là một trang đời, nên chúng ta như cảm thấy Nguyên Hueur chộp lấy những ý tưởng ghi nhanh những tình cảm như sợ chúng sẽ bay mất, nên lời thơ ít trau chuốt, gọt giũa, đôi chỗ còn dễ dàng như văn nói.
      Nhưng như anh đã tâm sự trong lời nói đầu( tập 1)
      “Tôi làm thơ là một trong những thú vui mang tính cách giải trí”
“Mục đích là cho bà con, bạn bè đọc chơi, con cháu đời sau biết một ít về về cuộc sống của thế hệ cha ông thưở trước” và “Nếu có đọc thơ tôi thì chỉ xem đây là thú tiêu khiển… chứ không nên luận bàn về chất lượng của mỗi bài thơ” , nên chúng ta rất cảm thông cho mục đích giản đơn và khiêm tốn đó.
   Mong rằng các thân hửu được Nguyên Hửu quý tặng tập thơ Mảnh đời 4
này sẽ tìm thấy sự đồng điệu với anh. Vì suy cho cùng, cuộc đời của bất cứ ai trong mỗi chúng ta, lại không được ghép bằng những mảnh đời vui buồn, sướng khổ khác nhau ?
                                                                 NGUYỄN NAM GIAO
                                                                (Vu lan Nhâm Thìn 2012)
                      

                           Ca khúc: BUỒN THU
                           Sáng tác: DUY-TRỰC
                           Phổ thơ: NGUYÊN-HỬU
                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                             
                      


   Hội ngộ không gian xưa (tập 1)


                    




   Hội ngộ không gian xưa (tập 2)


                    





               
                       







Nhà thơ TÔ-NHƯ-CHÂU ( Đặng-Hữu-Có 1936 - 2002 )

  
                      
                                                           Nhà thơ TÔ-NHƯ-CHÂU



               Về lại phố rêu

Phố cổ Hội An xinh như bàn tay con gái
Có một chỗ để ngồi và ngó ngu ngơ
Phố cổ rêu phong tự bao giờ
Tôi vẫn đi buồn vui lặng lẽ
Như tĩnh vật hát bài ca của đá
Như bước chân nhanh phố nhỏ ngoằn ngoèo
Giọt cà phê vàng thơm phưng phức
Kajik một thời yêu phố nhỏ trong veo
Phố cổ trong tôi mơ hồ cổ tích
Nàng tiên cá hát bài ca xưa
Con gái Thủy Thấn với đèn cầy mờ tỏ
Uống rượu gầy đêm mưa
Người xưa em ơi bây chừ ở đâu
Tôi về đây nồng nàn đằm thắm
Yêu đến lạ phố khuya tĩnh lặng
Nghe bước chân mình gõ nhịp mùa đi
Trăng ở lại âm thầm với phố
Hội An em như dãi lụa về trời
Dẫu có đi đâu cùng trời cuối đất
Mong một lần về lại với phố rêu.

       TÔ NHƯ CHÂU cẩn bút




            Bà Nà Xanh

1 Bập bùng đêm phố núi, lữa rừng ấm trăng thanh
Ta ca cùng Nhật Nguyệt, rũ nhau ngày thiên thanh
Đả đời đêm viễn mộng, gõ chi cánh tay rừng
Đả đời đêm thơ mộng, non tiên ngỡ thanh xuân
Ô kìa quả cầu lữa, nhô lên từ biển đông
Hương đời khao khát vọng, mê ly ca phiêu bồng
Nếu không làm cuộc lữ, Rong chơi với Bà Nà
Làm sao em biết được, đỉnh trời gần hay xa

2 Huyền thoại về núi Chúa, đẹp tựa chốn thiên thai
Lãng đãng bờ liễu rũ, mù sương mù sương xanh
Đứng nhìn về phố nhỏ, từ xa tít chân trời
Núi đồi xanh thăm thẳm, biển cả thật bao la
Ô kìa quả cầu lữa, nhô lên từ biển đông
Hương đời khao khát vọng, mê ly ca phiêu bồng
Nếu không làm cuộc lữ, Rong chơi với Bà Nà
Làm sao em biết được, đỉnh trời gần hay xa

Bà Nà mù sương xanh, Bà Nà chiều long lanh
Bà Nà tựa như tranh, Bà Nà bình minh xanh ./.
                 
              



           

                                                Hội An quê tôi mùa nước lũ

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét